10 Phương pháp khắc phục tình trạng trẻ ho về đêm

10 Phương pháp khắc phục tình trạng trẻ ho về đêm

Ngày đăng: 30/11/2022

    yes Tác giả: BIBO

    Tình trạng trẻ ho về đêm là một trong những lý do khiến các bậc phụ huynh lo lắng đến mất ăn mất ngủ. Nếu không điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động hằng ngày như ăn uống, vui chơi và học tập. Vậy nguyên dẫn đến tình trạng bé ho nhiều về đêm là gì? Phương pháp khắc phục như thế nào? Hãy cùng BIBO tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé.

    Nguyên nhân khiến trẻ ho về đêm là gì?

    Nguyên tắc của phản ứng ho là: khi bị viêm đường hô hấp, trên bề mặt đường thở có nhiều vi khuẩn, phản ứng viêm tiết ra chất nhầy (chứa vi khuẩn, bạch cầu, mủ, chất viêm, …) để làm cho cơ thể sinh ra phản ứng ho tự vệ. Điều này có tác dụng tiêu đờm, chất nhầy và vi khuẩn cũng như làm sạch đường hô hấp.

    Trẻ ho về đêm thường bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:

    • Hoạt động của hệ thần kinh thực vật: Ở người, hệ thần kinh tự chủ được chia thành hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm. Hệ thần kinh giao cảm chiếm ưu thế gây ho ít hơn, mặt khác khi hệ phó giao cảm chiếm ưu thế lại gây ho nhiều hơn. Do đó vào buổi tối, hệ thần kinh giao cảm nghỉ ngơi, hệ phó giao cảm ít hoạt động nên cơ chế thần kinh này kích thích trẻ ho về đêm nhiều hơn.
    • Các yếu tố vi khí hậu: nhiệt độ, độ ẩm không khí… đều thay đổi về đêm. Vào thời điểm chuyển mùa, chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm có thể lên tới 10°C. Không khí khô, lạnh có thể khiến trẻ nhạy cảm với thời tiết gây ho nặng hơn, nhất là vào thời điểm ban đêm.
    • Hormone thượng thận: Hormone thượng thận (trên 2 quả thận) có tác dụng kháng viêm, giảm stress, giảm dị ứng, giảm ho. Ban đêm tuyến thượng thận nghỉ ngơi, cortisol giảm nên trẻ ho nhiều hơn.
    • Trẻ bị viêm đường hô hấp: Đối với tình trạng này, tư thế đầu thấp khi ngủ sẽ khiến dịch tiết mũi chảy ngược xuống họng qua lỗ mũi sau, khiến trẻ dễ bị ho và nôn trớ. Ngoài ra, nhiều trẻ bị nghẹt mũi phải thở bằng miệng khiến không khí khô, lạnh từ miệng đi vào phổi. Từ đó, cơ thể không được làm ấm và loại bỏ bụi như khi đi qua đường mũi nên khiến trẻ ho về đêm rất nhiều. 
    • Phòng ngủ không sạch sẽ: Nếu bạn không chú ý vệ sinh phòng ngủ thường xuyên thì ở nơi này sẽ có rất nhiều bụi bẩn, tóc, lông vật nuôi… Do đó, khi ngủ, trẻ sẽ vô tình phải và dẫn đến các triệu chứng như ngứa mũi, khó chịu, hắt hơi và gây ho.

    10-phuong-phap-khac-phuc-tinh-trang-tre-ho-ve-dem

    Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ ho về đêm

    10 Phương pháp khắc phục tình trạng trẻ ho về đêm

    Sử dụng dầu bạch đàn

    Dầu bạch đàn hay còn gọi là dầu khuynh diệp là một giải pháp trị ho, sổ mũi, nghẹt mũi rất hiệu quả và an toàn. Loại tinh dầu này không chỉ có tác dụng làm ấm, chống lạnh mà còn có thể giúp bé nhanh chóng hết nghẹt mũi, tiêu viêm và giảm ho.  

    Mẹ có thể nhỏ vài giọt dầu khuynh diệp lên ga trải giường, nôi và gối của bé. Ngay lập tức, hương thơm của tinh dầu sẽ lan tỏa khắp căn phòng, mang lại cho bé cảm giác thư thái và dễ chịu nhất. Lưu ý nếu con của bạn còn quá nhỏ thì không nên xoa dầu vào cổ họng của trẻ.

    Trị ho về đêm bằng nghệ và mật ong

    Trong khi mật ong có tác dụng làm dịu cổ họng và phục hồi tổn thương niêm mạc, thì nghệ lại có đặc tính kháng khuẩn. Sự kết hợp của hai loại thảo dược này sẽ giúp giảm ho hiệu quả, đặc biệt là ho khan về đêm. 

    Mọi người đều có thể dễ dàng thực hiện các biện pháp khắc phục tại nhà này vì chúng là những nguyên liệu thiết yếu trong nhà bếp. Lưu ý, mật ong chỉ nên được sử dụng nếu con bạn trên một tuổi.

    Cách trị ho vào ban đêm cho trẻ bằng sữa nghệ

    Trộn ½ muỗng cafe bột nghệ vào ly sữa và cho con bạn uống. Tuy nhiên, với những bé nhỏ dưới 1 tuổi không thể uống hết được một ly sữa nghệ, vì vậy bạn có thể cho trẻ uống 1 vài thìa với hỗn hợp này.

    Uống nước cốt gừng với mật ong

    Gừng có đặc tính kháng histamin - nguyên nhân chính gây ho. Vì vậy, dùng gừng trị để khắc phục tình trạng ho về đêm của bé thực sự rất tốt.  

    Bạn có thể rửa sạch gừng, giã nát lấy nước cốt, thêm chút mật ong cho bé uống. Lưu ý đối với các loại thuốc có chứa mật ong, mẹ chỉ nên dùng cho trẻ từ 1 tuổi trở lên.  Đối với trẻ dưới 1 tuổi, mẹ có thể dùng đường phèn thay thế.

    Nâng cao gối khi ngủ

    Tình trạng trẻ ho về đêm, đặc biệt nếu ho có đờm, có thể gây chảy dịch sau mũi. Điều này kích thích cổ họng và tạo ra phản xạ ho. Để giảm thiểu điều này, mẹ hãy kê gối cao hơn một chút khi bé ngủ, với mục đích giảm lượng chất nhầy chảy xuống cổ họng.

    10-phuong-phap-khac-phuc-tinh-trang-tre-ho-ve-dem

    Nâng gối cao khi ngủ để giảm tình trạng trẻ ho về đêm

    Massage trị liệu khi trẻ ho về đêm

    Massage cũng là một trong những cách trị vấn đề trẻ ho về đêm an toàn và hiệu quả. Dầu mù tạt và tỏi là hai nguyên liệu bạn cần chuẩn bị trong phương này bởi chúng có đặc tính kháng khuẩn, chống nhiễm trùng. 

    Bạn sẽ cần dầu mù tạt và một ít tỏi nghiền. Sau đó xoa bóp toàn thân cho bé, nhất là vùng lưng, bụng, cổ họng, lòng bàn tay, lòng bàn chân và các phần da khác. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần lưu ý nhẹ nhàng, tránh tạo áp lực quá lớn sẽ khiến trẻ bị đau

    Nhỏ nước muối sinh lý

    Khi trẻ ho về đêm, đặc biệt là khi ho có đờm, khoang mũi sẽ chứa đầy dịch. Chúng tập trung tại đây gây tắc nghẽn, khiến trẻ khó thở, thậm chí có nguy cơ nhiễm trùng. Vì vậy, mẹ cần nhỏ khoang mũi cho bé bằng nước muối sinh lý để làm sạch và tiêu diệt vi khuẩn, virus.

    Bạn có thể dùng dung dịch muối Nacl 0.9% mua ở hiệu thuốc, tốt nhất là không nên tự pha vì có thể không đúng tỉ lệ. Sau đó, nhỏ 3-4 giọt nước muối sinh lý vào mỗi lỗ mũi của trẻ. Khi dịch nhầy lỏng và chảy ra ngoài thì dùng khăn mềm lau sạch cho bé.

    Dùng máy tạo độ ẩm

    Không khí khô hanh về đêm là nguyên nhân hàng đầu gây ho ở trẻ. Chính vì vậy máy tạo độ ẩm thường được sử dụng trong phòng ngủ của bé để hỗ trợ điều trị: khô họng, nghẹt mũi, ngứa mũi, nhức đầu, rát dây thanh quản, ho khan...

    Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại máy tạo độ ẩm. Tùy theo điều kiện kinh tế và nhu cầu sử dụng, hãy lựa chọn cho gia đình mình một chiếc máy phù hợp nhé!

    Sử dụng siro bổ phổi BIBO

    Phương pháp cuối cùng cũng là cách mà nhiều bà mẹ áp dụng nhất, bởi nó vừa an toàn, dễ mua vừa tiết kiệm chi phí. Siro bổ phổi BIBO chứa các thành phần từ thiên nhiên như cát cánh, trần bì, quất chín, cam thảo, … giúp điều trị các bệnh ho cũng như hỗ trợ tăng cường chức năng hô hấp ở trẻ.

    Tình trạng trẻ ho về đêm thường xuất hiện bất ngờ khiến mẹ không kịp “chở tay”. Vì vậy, hãy thủ sẵn một hộp siro bổ phổi BIBO ngay trong tủ thuốc gia đình để có thể cho bé dùng những lúc cần thiết nhất.

    bo_phoi_bibo

    Bổ phổi BIBO - giải pháp cứu cánh cho các bà mẹ khi trẻ ho về đêm

    Kết luận

    Hy vọng với những phương pháp trên sẽ giúp cho mẹ giảm được nỗi lo mỗi khi trẻ ho về đêm. Bên cạnh đó, nếu bạn cần tư vấn hoặc có nhu cầu mua bổ phổi BIBO, hãy liên hệ với chúng tôi qua số hotline phía dưới để được giải đáp trong thời gian sớm nhất nhé.

    THAM KHẢO THÊM BÀI VIẾT: 

    Tin nổi bật

    Video clip

    0
    Zalo
    Hotline