6 Phương pháp điều trị trẻ bị nhiệt miệng đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả

6 Phương pháp điều trị trẻ bị nhiệt miệng đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả

Ngày đăng: 27/02/2023

    yes Tác giả: BIBO

    Trẻ bị nhiệt miệng là tình trạng mà cha mẹ thường bắt gặp. Tuy căn bệnh này không quá nguy hiểm và có thể tự khỏi sau một thời gian mắc bệnh nhưng nó lại gây đau nhức, khó chịu và khiến trẻ thường xuyên cáu kỉnh, bực bội và bỏ ăn. Trong bài viết này, BIBO sẽ giới thiệu bạn 6 phương pháp chữa nhiệt miệng cho trẻ hiệu quả ngay tại nhà.

    Nhiệt miệng là gì? Có biểu hiện ra sao?

    Trẻ bị nhiệt miệng là tình trạng niêm mạc miệng bị viêm nhiễm do nhiều nguyên nhân khác nhau. Chẳng hạn như, trẻ dễ bị lở loét niêm mạc miệng, đau, rát trong miệng, khô miệng, hôi miệng, lưỡi đỏ, … 

    Ngoài ra còn có những biểu hiện như như trong miệng xuất hiện các hình tròn hoặc bầu dục, kích thước ban đầu khoảng 1-2mm, sau lớn dần lên khoảng 8-10mm. Vài ngày sau, các nốt mụn cứ nổi lên gây ra tình trạng nhiệt miệng.

    Tình trạng trẻ bị nhiệt miệng là gì?

    Tình trạng trẻ bị nhiệt miệng là gì?

    Các vết loét có thể phát triển ở bất cứ đâu trên miệng, lưỡi hoặc nướu của trẻ, vì vậy khi bé ăn thức ăn cay hoặc mặn, vết loét có thể phát triển. Thậm chí, nhiều trẻ không thể ăn uống gì cho đến khi các triệu chứng thuyên giảm. Trẻ thường bị nóng lưỡi, khó chịu ở miệng, khó chịu và chán ăn, nước bọt chảy nhiều. Thậm chí với những vết loét nghiêm trọng, bé có thể bị sốt kèm theo sưng hạch bạch huyết ở cổ, nướu sưng và chảy máu.

    6 Phương pháp điều trị trẻ bị nhiệt miệng đơn giản, hiệu quả

    Chữa nhiệt miệng cho trẻ bằng mật ong

    Theo nghiên cứu, mật ong có thể ức chế và tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn, nấm có hại, giúp vết nhiệt miệng nhanh lành hơn. Do đó, khi trẻ bị nhiệt miệng, mẹ có thể cho bé uống mật ong hoặc dùng tăm bông bôi mật ong nguyên chất lên vùng bị nhiệt, khoảng 1-2 lần/ngày sẽ giúp bé nhanh khỏi bệnh hơn.

    Chữa nhiệt miệng bằng mật ong

    Chữa nhiệt miệng bằng mật ong

    Chữa nhiệt miệng bằng cách súc miệng với nước củ cải

    Củ cải có tác dụng giải nhiệt, chữa viêm loét rất hiệu quả. Ngoài ra, củ cải chứa nhiều vitamin A, C giúp bổ sung dinh dưỡng cho trẻ bị nhiệt miệng, tăng cường sức đề kháng, vết thương nhanh lành hơn. Nếu bé không uống được nước củ dền, mẹ có thể cho súc miệng bằng nước củ dền loãng khoảng 3 lần/ngày. Các nốt nhiệt sẽ bớt đau và biến mất nhanh chóng sau vài ngày.

    Chữa nhiệt miệng bằng các loại nước ép giải nhiệt

    Uống nước cà chua chữa nhiệt miệng

    Một cách trị cho trẻ bị nhiệt miệng vô cùng đơn giản mà hiệu quả khác là cho uống 1 - 2 ly nước ép cà chua mỗi ngày. Phương pháp này không chỉ giúp giải nhiệt hiệu quả mà còn cung cấp cho bé nguồn vitamin hữu ích, tăng sức đề kháng để bé khỏe mạnh hơn.

    Bổ sung nước chanh, nước cam mỗi ngày

    Trẻ bị nhiệt miệng thường thiếu các chất dinh dưỡng như vitamin A, C, kẽm… hoặc chức năng miễn dịch yếu. Vì vậy, nên cho bé uống thêm các loại nước hoa quả tươi chứa vitamin B, C, axit folic như cam, chanh để nâng cao khả năng miễn dịch của bé, giúp kháng viêm, nhanh lành vết thương.

    Bổ sung nước chanh hoặc cam mỗi ngày để giải nhiệt cho cơ thể

    Bổ sung nước chanh hoặc cam mỗi ngày để giải nhiệt cho cơ thể

    Giải nhiệt miệng cho bé bằng bột sắn dây

    Uống bột sắn dây là cách giải nhiệt được nhiều người biết đến. Khi thời tiết nắng nóng, bạn có thể pha nước bột sắn dây cho bé uống để giảm cảm giác đau, rát trong miệng, giúp bé mau khỏi bệnh.  

    Mỗi ngày cho trẻ bị nhiệt miệng uống từ 1 - 2 cốc sắn dây, trong vòng 2 - 3 ngày bé sẽ khỏi bệnh.

    Chữa nhiệt miệng cho bé bằng bột sắn dây

    Chữa nhiệt miệng cho bé bằng bột sắn dây

    Sử dụng siro thanh nhiệt BIBO

    Ngoài những phương pháp dân gian phổ biến thì sử dụng siro thanh nhiệt BIBO cũng là phương pháp được nhiều bà mẹ tin dùng trong những năm gần đây. Đây là sản phẩm được điều chế từ các loại thảo mộc thiên nhiên, với công dụng chính là thanh nhiệt và giải độc. Đồng thờ, việc sử dụng và di chuyển cũng khá dễ dàng vì sản phẩm được chia thành các ống nhựa có liều lượng bằng nhau. Do vậy mà loại siro này hoàn toàn phù hợp đối với trẻ bị nhiệt miệng.

    Siro thanh nhiệt BIBO - giúp giải độc mát gan cho bé

    Siro thanh nhiệt BIBO - giúp giải độc mát gan cho bé

    Phòng ngừa trẻ bị nhiệt miệng như thế nào cho đúng?

    Để ngăn ngừa nguy cơ tái phát tình trạng trẻ bị nhiệt miệng, cha mẹ cần lưu ý:

    • Cho con bạn sử dụng kem đánh răng không chứa natri lauryl sulfat;
    • Khuyến khích con bạn đánh răng hàng ngày. Trẻ em nên sử dụng bàn chải đánh răng mềm và được hướng dẫn không chải quá mạnh. Đối với trẻ nhỏ hơn, cha mẹ có thể dùng rơ lưỡi nhẹ nhàng làm sạch miệng trẻ;
    • Kiểm tra xem trẻ có bị dị ứng thực phẩm nào không, nếu có thì loại bỏ thực phẩm đó khỏi thực đơn của trẻ;
    • Đảm bảo chế độ ăn của trẻ lành mạnh và bổ dưỡng. Bổ sung đủ rau xanh, trái cây và ngũ cốc;
    • Rèn luyện cho trẻ những thói quen tốt trong sinh hoạt hàng ngày như làm việc và nghỉ ngơi đúng giờ, không thức khuya, không ăn quá no, ... Đồng thời, tập cho trẻ súc miệng bằng nước muối ấm hàng ngày có tác dụng làm sạch răng miệng;

    Kết luận

    Lưu ý các cách điều trị trên chỉ hiệu quả với trẻ bị nhiệt miệng nhẹ. Do đó, nếu tình trạng này nặng hơn, xuất hiện nhiều vết lở loét, cha mẹ nên đưa bé đến cơ sở y tế uy tín thăm khám để tìm ra nguyên nhân và điều trị theo lời khuyên của bác sĩ. Khi đó, việc xử lý nhiệt như trên sẽ có tác dụng hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị.

    THÔNG TIN LIÊN HỆ CÔNG TY CPDP TRANG MINH:

    Hotline

    • Tư vấn sức khỏe : 1800 6984
    • Nhà phân phối: 0906 717 713
    • Khiếu nại: 0906 717 713

    Email: bangiamsat@dptrangminh.com

    Facebook: BIBO Chăm con không khó 

    THAM KHẢO THÊM BÀI VIẾT:

    Tin nổi bật

    Video clip

    0
    Zalo
    Hotline