Ba mẹ cần chuẩn bị những gì khi phát hiện trẻ bị nhiệt lưỡi?

Ba mẹ cần chuẩn bị những gì khi phát hiện trẻ bị nhiệt lưỡi?

Ngày đăng: 27/02/2023

    yes Tác giả: BIBO

    Trẻ nhỏ là đối tượng thường xuyên bị nhiệt miệng, nhiệt lưỡi nhất do sức đề kháng còn yếu. Vấn đề này kéo dài sẽ khiến trẻ dễ rơi vào trạng thái mệt mỏi, quấy khóc và biếng ăn. Vậy những bậc phụ huynh cần chuẩn bị và xử lý như thế nào khi trẻ bị nhiệt lưỡi? Hãy cùng BIBO khám phá ngay trong bài viết sau đây.

    Tìm hiểu về tình trạng nhiệt lưỡi ở trẻ em

    Nhiệt lưỡi là tình trạng xuất hiện các vết loét trên lưỡi và niêm mạc ở trẻ em. Những vết này thể hiện nhiều vấn đề sức khỏe bất thường ở bé.

    Nguyên nhân khiến trẻ bị nhiệt lưỡi

    Trẻ bị nhiệt lưỡi có nhiều nguyên nhân, điển hình có thể liệt kê như sau: 

    • Chế độ ăn uống không phù hợp: Trẻ ăn cay gây đau rát, lở loét niêm mạc miệng, lưỡi
    • Suy giảm miễn dịch hoặc rối loạn miễn dịch
    • Thiếu vitamin C, PP, B2, sắt, axit folic và các chất khác.
    • Các vấn đề về tiêu hóa liên quan đến dạ dày và gan
    • Bệnh răng miệng: Sâu răng, Viêm chân răng, Viêm tủy, Viêm nướu
    • Trẻ mệt mỏi, căng thẳng kéo dài
    • Di truyền 
    • Trẻ cắn nhầm vào lưỡi và gây thương tích

    Ngoài nguyên nhân khách quan, trẻ bị nhiệt lưỡi còn có thể do các bệnh lý răng miệng mà chúng ta hay nhầm lẫn, điển hình là bệnh viêm lưỡi bản đồ.

    Nguyên nhân khiến trẻ bị nhiệt lưỡi

    Nguyên nhân khiến trẻ bị nhiệt lưỡi

    Trẻ bị nhiệt lưỡi có ảnh hưởng gì không?

    Dù bạn là người lớn hay trẻ nhỏ, những vết loét ở lưỡi luôn gây khó chịu vì đau rát. Đặc biệt với những trẻ còn quá nhỏ, chưa biết nói sẽ rất khó khăn cho cha mẹ khi không xác định được con mình bị thương ở đâu và như thế nào.

    Không những thế, trẻ bị nhiệt lưỡi có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình ăn uống do tình trạng mệt mỏi, quấy khóc, chán ăn, bỏ bữa,… Tất cả những vấn đề này đều gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. 

    Nhiệt lưỡi khiến trẻ thường xuyên quấy khóc, khó chịu và biếng ăn

    Nhiệt lưỡi khiến trẻ thường xuyên quấy khóc, khó chịu và biếng ăn

    Nếu không được điều trị trong thời gian dài, trẻ có thể bị sưng hạch bạch huyết ở hàm và sốt cao, đây là triệu chứng của các bệnh khác nghiêm trọng hơn. Vì vậy, cha mẹ cần theo dõi sát sao con và đưa đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.

    Phân biệt bệnh viêm lưỡi bản đồ và nhiệt lưỡi ở trẻ?

    Viêm lưỡi bản đồ và nhiệt lưỡi có một số biểu hiện khá giống nhau nên dễ khiến chúng ta nhầm lẫn. Tuy nhiên, cha mẹ cần phân biệt rõ ràng để khắc phục một cách chính xác, kịp thời.

    Sau đây là bảng so sánh bệnh viêm lưỡi bản đồ và nhiệt lưỡi mà cha mẹ có thể tham khảo:

    So sánh

    Viêm lưỡi bản đồ

    Nhiệt lưỡi

    Khái niệm

    Viêm lưỡi bản đồ là bệnh lành tính. Các vết loét xuất hiện trên bề mặt lưỡi dưới dạng các vùng trên bản đồ. Chúng thường không gây nhiều khó chịu cho người bệnh.

    Tưa lưỡi là hiện tượng xuất hiện các vết loét có đường kính từ 1 - 3 mm trên bề mặt lưỡi. Vết loét có hình tròn hoặc bầu dục, màu trắng hoặc vàng xám, xung quanh có quầng đỏ. Chúng có thể tạo thành cụm hoặc đơn lẻ.

    Biểu hiện

    • Thay đổi vị giác
    • Nhai, nuốt đau
    • Lưỡi sưng to
    • Ngứa lưỡi, rát lưỡi
    • Đau đầu
    • Nói khó khăn
    • Sưng nướu răng, chảy máu
    • Vết loét có thể lan rộng
    • Đốm trắng xuất hiện, mọng nước và vỡ ra
    • Sốt phát ban
    • Là tiền đề cho các bệnh lý khác

    Mức độ nghiêm trọng

    Thông thường bệnh sẽ tự khỏi mà không cần điều trị hay dùng thuốc.Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nhiễm virus có thể nguy hiểm

    Sức khỏe của trẻ giảm sút. Nếu tình trạng không được kiểm soát và xử lý nhanh chóng, bệnh sẽ phức tạp kéo dài

    Cách trị nhiệt lưỡi cho trẻ mà ba mẹ cần biết?

    Khi bé bị nhiệt lưỡi, cha mẹ cần có các biện pháp đối phó, điều trị và phòng ngừa hợp lý:

    Phương pháp chăm sóc

    Trước hết, khi phát hiện dấu hiệu trẻ bị nhiệt lưỡi, cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế. Tại đây, bác sĩ sẽ thăm khám và chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh. Tùy theo mức độ nặng nhẹ sẽ có phương án điều trị phù hợp cho trẻ.

    Nếu dùng thuốc, có thể kê đơn cho trẻ bôi trực tiếp lên vết lở. Mục đích là giảm viêm nhiễm và ngăn vết thương lan rộng. Kèm theo đơn thuốc có một số loại thuốc làm mát, giải nhiệt.

    Sử dụng chế độ ăn uống hợp lý để hạn chế tình trạng nhiệt lưỡi của trẻ

    Sử dụng chế độ ăn uống hợp lý để hạn chế tình trạng nhiệt lưỡi của trẻ

    Mật ong và trà xanh cũng có tác dụng tương tự như các loại thuốc bôi ngoài da, giúp kháng khuẩn và tiêu đờm. Mẹ có thể bôi hoặc cho bé súc miệng bằng nước ấm pha với mật ong và trà xanh.

    Đặc biệt, trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày, mẹ cần chú ý cho bé uống đủ nước. Ngoài nước lọc, có thể cho trẻ uống thêm nước cam, chanh để bổ sung vitamin C. Thức ăn sẽ ưu tiên ăn những món nguội, mềm, lỏng, dễ nuốt, để không làm tổn thương lưỡi của trẻ. Các thức ăn cứng như bột yến mạch, bánh mì nên tạm thời dừng lại.

    Phương pháp phòng ngừa khi bé bị nhiệt lưỡi

    Mặc dù tình trạng trẻ bị nhiệt lưỡi đã thuyên giảm nhưng không có nghĩa là chúng sẽ không quay trở lại. Do đó, cha mẹ cần chú ý phòng bệnh cho con thông qua các phương pháp sau:

    • Vệ sinh răng miệng thường xuyên và đúng cách
    • Áp dụng chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng
    • Thăm khám định kỳ

    Kết luận

    Bài viết này tổng hợp một loạt các tư liệu cần thiết, hy vọng sẽ giúp các bậc cha mẹ chủ động và đối phó thành công với tình trạng trẻ bị nhiệt lưỡi. Bên cạnh đó, nếu cha mẹ có bất kỳ vấn đề nào trong quá trình chăm sóc con cái như trẻ biếng ăn, trẻ khó ngủ, tăng chiều cao cho trẻ, … hãy liên hệ với chúng tôi qua số hotline phía dưới để nhận được tư vấn miễn phí từ đội ngũ chuyên gia.

    THÔNG TIN LIÊN HỆ CÔNG TY CPDP TRANG MINH:

    Hotline

    • Tư vấn sức khỏe : 1800 6984
    • Nhà phân phối: 0906 717 713
    • Khiếu nại: 0906 717 713

    Email: bangiamsat@dptrangminh.com

    Facebook: BIBO Chăm con không khó 

    THAM KHẢO THÊM BÀI VIẾT:

    Tin nổi bật

    Video clip

    0
    Zalo
    Hotline