Bé bị loét miệng và sốt bắt nguồn từ những nguyên nhân nào?

Bé bị loét miệng và sốt bắt nguồn từ những nguyên nhân nào?

Ngày đăng: 27/02/2023

    yes Tác giả: BIBO

    Bé bị loét miệng và sốt khiến nhiều bậc cha mẹ hết sức lo lắng. Những triệu chứng này có thể khiến con bạn cảm thấy đau nhức, khó ăn, hay quấy khóc, bỏ ăn, bỏ bú, chảy nước miếng, ngủ không ngon giấc. Vậy tình trạng bé bị loét miệng kèm sốt bắt nguồn từ đâu, cách điều trị và phòng ngừa như thế nào? Để tìm được lời giải đáp, các bạn đừng bỏ qua những thông tin hữu ích trong bài viết sau nhé.

    Tìm hiểu lý do khiến bé bị loét miệng kèm theo sốt?

    Bé bị loét miệng là tình trạng xuất hiện các vết loét nhỏ có kích thước vài mm phát triển trong miệng. Những vết loét này có thể xuất hiện đơn lẻ hoặc thành cụm và tập trung ở mặt trong của má, vòm họng, lưỡi và môi.

    Có nhiều nguyên nhân gây lở miệng và sốt ở trẻ. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến hơn mà cha mẹ cần đặc biệt chú ý:

    Tác động cơ học

    Trẻ nhỏ nếu chẳng may cắn vào lưỡi hoặc mặt trong má, hoặc ăn thức ăn cứng, nhiều mảnh xơ như bánh mì, đồ cứng… sẽ làm niêm mạc miệng bị trầy xước.

    Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ

    Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng bé bị loét miệng kèm sốt là do vi khuẩn, virus xâm nhập vùng hầu họng.

    Trẻ nhỏ nếu đánh răng không sạch, không đúng kỹ thuật, súc miệng bằng nước muối thường dễ tạo điều kiện cho virus gây bệnh xâm nhập vào cơ thể. Vì vậy, cha mẹ cần chú ý rèn cho trẻ thói quen đánh răng, súc miệng bằng nước muối trước và sau khi đi ngủ để phòng ngừa viêm họng, loét miệng, viêm amidan, …

    Bé bị loét miệng kèm sốt do vệ sinh răng không sạch sẽ

    Bé bị loét miệng kèm sốt do vệ sinh răng không sạch sẽ

    Lạm dụng kháng sinh

    Cơ thể trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh chưa phát triển hoàn thiện nên rất nhạy cảm với thuốc kháng sinh. Do đó, nếu trẻ lạm dụng kháng sinh trong thời gian dài sẽ dễ bị ốm và gây ra các tác dụng phụ như sốt, lở miệng, viêm họng khiến trẻ khó chịu, đau nhức, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

    Lạm dụng kháng sinh

    Lạm dụng kháng sinh

    Do bệnh chân tay miệng

    Bé bị loét miệng kèm sốt còn gặp ở một số bệnh tay chân miệng, thủy đậu, … Khi trẻ mắc các bệnh này, nguy cơ lây nhiễm trực tiếp và bùng phát thành dịch rất cao. Viêm họng do tay chân miệng và trẻ bị sốt biểu hiện dễ nhận thấy là có mụn nước trong miệng và vỡ niêm mạc họng khiến bé bị loét miệng, đau rát.

    Bệnh tay chân miệng là một bệnh lây qua đường phân và miệng, thường có biểu hiện là những vết loét trên niêm mạc miệng ở trẻ em. Bệnh nguy hiểm đối với trẻ em và có thể dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện và điều trị sớm.

    Bắt nguồn từ bệnh tay chân miệng

    Bắt nguồn từ bệnh tay chân miệng

    Tuy nhiên, nếu chỉ căn cứ vào tình trạng bé bị loét miệng và sốt thì khó phân biệt được đâu là bệnh nhiệt miệng, đâu là bệnh tay chân miệng hay do nguyên nhân nào khác. Vì vậy, cha mẹ cần hết sức chú ý đến tình trạng sức khỏe của trẻ, nếu nghi ngờ trẻ mắc bệnh tay chân miệng, cần đưa đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị đúng cách, tránh những biến chứng có thể xảy ra.

    Bé bị loét miệng kèm sốt thì cha mẹ cần làm gì?

    Sử dụng nước muối ấm

    Súc miệng cho bé bằng nước muối ấm là một trong những cách trị loét miệng vô cùng hiệu quả. Do nước muối có tính kháng khuẩn cao nên có thể giúp vết loét nhanh lành hơn.

    Thoa nước cốt nghệ

    Dùng nước nghệ giã nát hoặc xay nhuyễn bôi lên vết lở loét cũng là một cách chữa bé bị loét miệng vô cùng độc đáo được truyền từ ông bà xưa. Nghệ có đặc tính chống viêm, khử trùng và kháng khuẩn, do đó giúp vết thương nhanh lành hơn.

    Thoa nước cốt nghệ vào vùng bị loét

    Thoa nước cốt nghệ vào vùng bị loét

    Thoa nước cốt lá húng quế hoặc lá rau ngót

    Dùng nước lá húng quế hoặc lá rau ngót bôi lên vết lở miệng cho bé là cách chữa lở miệng hiệu quả. Lá húng quế có tác dụng thanh nhiệt, giải độc nên có tác dụng giảm đau, làm dịu vết loét miệng.

    Sử dụng dầu dừa

    Thoa trực tiếp dầu dừa lên vết lở loét cũng là một cách trị nhiệt miệng giúp vết lở loét nhanh lành. Trị lở miệng cho bé bằng cách bôi dầu dừa đều đặn trong 2 ngày bạn sẽ thấy hiệu quả bất ngờ của cách trị lở miệng này.

    Sử dụng dầu dừa để trị vết loét trên miệng của bé

    Sử dụng dầu dừa để trị vết loét trên miệng của bé

    Bổ sung siro thanh nhiệt BIBO

    Thay vì phải đi tìm các loại cây thuốc để chữa bệnh cho bé thì siro thanh nhiệt BIBO là một biện pháp tối ưu, giúp cha mẹ tiết kiệm thời gian cũng như công sức trong quá trình chăm sóc con cái. 

    Sản phẩm chứa các loại thảo dược quý như Cao Kim ngân, Cao Đơn tía, Cao Ké đầu ngựa, Cao Sài đất, Cao Lá khế, Cao Rau má, Cao Bồ công anh. Các phương thuốc này đều có công dụng chung là thanh nhiệt, giải độc và giảm loét miệng. Chính vì thế, nó không an toàn mà còn hỗ trợ bé bị loét miệng nhanh lành vết thương.

    Siro thanh nhiệt BIBO là một trợ thủ đắc lực của mẹ khi điều trị loét miệng cho bé

    Siro thanh nhiệt BIBO là một trợ thủ đắc lực của mẹ khi điều trị loét miệng cho bé

    Kết luận

    Trên đây là những thông tin mà BIBO có thể tổng hợp về tình trạng bé bị loét miệng kèm sốt mà cha mẹ cần lưu ý. Ngoài ra, khi trẻ có những biểu hiện bất thường, cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa uy tín càng sớm càng tốt để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời, hiệu quả.

    THÔNG TIN LIÊN HỆ CÔNG TY CPDP TRANG MINH:

    Hotline

    • Tư vấn sức khỏe : 1800 6984
    • Nhà phân phối: 0906 717 713
    • Khiếu nại: 0906 717 713

    Email: bangiamsat@dptrangminh.com

    Facebook: BIBO Chăm con không khó 

    THAM KHẢO THÊM BÀI VIẾT:

     

    Tin nổi bật

    Video clip

    0
    Zalo
    Hotline