Bé bị phát ban và những điều ba mẹ cần lưu ý khi chăm sóc tại nhà

Bé bị phát ban và những điều ba mẹ cần lưu ý khi chăm sóc tại nhà

Ngày đăng: 27/02/2023

    yes Tác giả: BIBO

    Bé bị phát ban tưởng chừng như rất để chăm sóc và điều trị tại nhà. Tuy nhiên, nó có thể gây nguy hiểm cho trẻ nếu cha mẹ không biết cách chăm sóc đúng cách ngay tại nhà. Vậy dấu hiệu bé bị sốt phát ban là gì? Chăm sóc, phòng ngừa như thế nào? Và khi nào cần đưa trẻ đến bệnh viện để không để lại các biến chứng xấu về sau? Tất cả các câu trả lời sẽ được giải đáp  ngay trong bài viết sau đây.

    Các dấu hiệu bé bị phát ban thường gặp

    Bệnh sốt phát ban, thường gặp phổ biến ở trẻ nhỏ, được gây ra bởi các loại virus điển hình như virus sởi, virus rubella (sởi Đức), hoặc ECHO enterovirus (virus đường ruột). Bé bị phát ban sẽ xuất hiện các dấu hiệu như sau: 

    Trước phát ban

    Vào giai đoạn này, trẻ có dấu hiệu quấy khóc và phát sốt sau đó vài giờ. Mỗi nguyên nhân gây sốt phát ban có triệu chứng sốt khác nhau: sốt phát ban do sởi trẻ thường sốt cao kèm theo ho, sổ mũi, mắt đỏ; bé bị sốt phát ban do rubella chỉ sốt nhẹ hoặc không sốt.

    Trong phát ban

    Sau khi con bạn hết sốt (một đến vài ngày sau khi con bạn hết sốt), phát ban bắt đầu xuất hiện. Lúc này trẻ cũng sẽ có các triệu chứng đi kèm khác như tiêu chảy, phân hơi lỏng. 

    Ban thường lan rộng từ mặt xuống cổ, ngực, bụng và tứ chi tạo thành những nốt mụn nước đỏ có kích thước từ hàng chục đến hàng trăm nốt. Nếu được chăm sóc và điều trị tốt, phát ban thường kéo dài trung bình 3-5 ngày.

    Bé bị phát ban

    Bé bị phát ban

    Sau phát ban

    Nếu được chăm sóc đúng cách, bé bị phát ban sẽ không để lại vết thâm (trừ sởi). Trong trường hợp nhiễm trùng, căn bệnh này có thể để lại vết loét hình thành sẹo.

    Những biến chứng có thể xảy ra khi bé bị phát ban

    Hầu hết bé bị phát ban nhẹ, được coi là lành tính. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, do cha mẹ chủ quan, không điều trị bệnh sớm và đúng cách, sốt phát ban ở trẻ có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng như:

    • Viêm tai giữa
    • Viêm não – biến chứng nặng nhất và nguy hiểm nhất khi bé bị phát ban
    • Viêm phổi
    • Hội chứng Guillain Barre

    Khi nào bé bị phát ban cần được đưa đến bệnh viện?

    Hầu hết các trường hợp bé bị phát ban đều có thể được chữa khỏi bằng cách chăm sóc và điều trị tại nhà. Tuy nhiên, nếu phát hiện trẻ xuất hiện các triệu chứng sau, mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức:

    • Sốt cao dai dẳng không có dấu hiệu thuyên giảm ngay cả khi trẻ đã nổi ban;
    • Ngủ li bì, lừ đừ, khó đánh thức, hôn mê;
    • Đôi khi xuất hiện các cơn co giật;
    • Khó thở, thở gấp;
    • Không chịu bú;
    • Đã uống thuốc hạ sốt nhưng không có biểu hiện hạ sốt;
    • Sốt trên 39 độ C;
    • Trẻ sinh non với hệ miễn dịch suy yếu; 
    • Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 6 tháng; 
    • Dấu hiệu mất nước nghiêm trọng: khóc không ra nước mắt, tiểu ít, khô da, ...
    • Trẻ nổi mẩn đỏ lâu ngày mà không có dấu hiệu cải thiện.

    Khi nào bé bị phát ban cần đưa đến bác sĩ

    Khi nào bé bị phát ban cần đưa đến bác sĩ

    Phòng ngừa bệnh phát ban ở trẻ như thế nào?

    Sốt phát ban là bệnh truyền nhiễm cấp tính, hiện vẫn chưa có vắc xin phòng bệnh. Vì vậy, các biện pháp phòng bệnh chủ động cho trẻ có ý nghĩa hết sức quan trọng để bảo vệ sức khỏe của trẻ. Cách phòng bệnh tốt nhất cho trẻ là tiêm phòng các bệnh truyền nhiễm đầy đủ và đúng lịch theo khuyến cáo của Bộ Y tế.

    Ngoài ra, các bà mẹ nên hạn chế cho trẻ tiếp xúc với những người có triệu chứng hoặc nghi ngờ mắc bệnh sốt phát ban. Ngược lại, khi trẻ bị bệnh, mẹ nên chủ động cách ly trẻ với những người xung quanh, để không lây bệnh cho người khác và bùng phát thành dịch khó kiểm soát. Nếu trẻ mắc bệnh ở độ tuổi đi học và đi nhà trẻ, mẹ cần thông báo ngay cho cô giáo, cho trẻ ở nhà cho đến khi bệnh được kiểm soát và khỏi hẳn.

    Phòng ngừa bé bị phát ban như thế nào cho đúng?

    Phòng ngừa bé bị phát ban như thế nào cho đúng?

    Cách chăm sóc bé bị phát ban an toàn ngay tại nhà

    Theo dõi thân nhiệt của trẻ và hạ sốt nếu cần: Đầu tiên, cha mẹ nên cho trẻ mặc quần áo rộng rãi và chườm ấm cho trẻ không quá 10 phút/giờ. Cho trẻ uống thuốc hạ nhiệt hoặc đặt thuốc hạ nhiệt hậu môn. Nếu trẻ còn sốt thì cho trẻ uống paracetamol với liều lượng 10mg - 15/1kg cách nhau ít nhất 6 giờ.

    Cung cấp cho con bạn nhiều chất lỏng và chất điện giải: Cha mẹ nên cho con mình uống nhiều chất lỏng, chẳng hạn như nước trái cây, súp hoặc oresol. Cách ly trẻ để tránh lây nhiễm cho trẻ khác. Sau khi trẻ hạ sốt, cha mẹ cần tiếp tục theo dõi, nếu trẻ không tiến triển tốt cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị.

    Mặt khác, trong quá trình chăm sóc bé bị phát ban, phương pháp thanh nhiệt và giải độc được đánh giá khá cao. Chính vì thế, cha mẹ không nên bỏ qua siro thanh nhiệt BIBO trong khoảng thời gian này. 

    Siro thanh nhiệt BIBO - phương pháp chăm sóc bé bị phát ban tại nhà hiệu quả

    Siro thanh nhiệt BIBO - phương pháp chăm sóc bé bị phát ban tại nhà hiệu quả

    Dòng sản phẩm này có chứa các loại thảo dược quý, có công dụng hỗ trợ giảm dị ứng, phát ban, mề đay, … cho trẻ vô cùng hiệu quả. Hiện sản phẩm đã có mặt tại các hệ thống Đông- Tây y trên toàn quốc, các bậc phụ huynh có thể yên tâm mua và sử dụng mà không lo gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

    Kết luận

    Tóm lại, khi bé bị phát ban, cha mẹ cũng không cần quá lo lắng vì đây là một trong những căn bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên cũng không được quá lơ mà thay vào đó hãy theo dõi tình trạng sức khỏe cho đến khi bé khỏi hẳn, để có thể đưa đến bác sĩ kịp thời. Ngoài ra, nếu quý khách muốn biết thêm thông tin về sản phẩm, hãy liên hệ với BIBO qua phần thông tin bên dưới, đội ngũ tư vấn sẽ phản hồi trong thời gian sớm nhất.

    THÔNG TIN LIÊN HỆ CÔNG TY CPDP TRANG MINH:

    Hotline

    • Tư vấn sức khỏe : 1800 6984
    • Nhà phân phối: 0906 717 713
    • Khiếu nại: 0906 717 713

    Email: bangiamsat@dptrangminh.com

    Facebook: BIBO Chăm con không khó 

    THAM KHẢO THÊM BÀI VIẾT:

    Tin nổi bật

    Video clip

    0
    Zalo
    Hotline