Cát cánh - Vệ sĩ của đường hô hấp

Cát cánh - Vệ sĩ của đường hô hấp

Ngày đăng: 25/10/2022

    Dược liệu Cát cánh

    • Tên khoa học: Platycodon grandiflorum
    • Tên khác: kết cánh, cánh thảo.
    • Tính vị: Đắng, cay, tính hơi ôn, kinh phế.
    • Bộ phận dùng: Rễ.
    • Đặc điểm sản phẩm: Rễ hình trụ có phân nhánh. Bề ngoài có màu vàng nhạt hay màu nâu nhạt, có nhiều rãnh.
    • Phân bố vùng miền: Chủ yếu ở Châu Á, Tại Việt Nam: Lào Cai, Nam Định, Hà Nam.
    • Thời gian thu hoạch: mùa thu- đông, xuân và những cây sống 4-5 năm.

    Sản phẩm Siro ho BIBO: https://bibo.com.vn/bo-phoi-bibo

    I. Thông tin chi tiết:

    Mô tả thực vật: 

    • Cây sống lâu năm, cao 50 – 80 cm.
    • Rễ củ phân nhánh, vỏ ngoài màu vàng nhạt.
    • Thân thẳng đứng, mặt nhẵn, màu lục xám, chứa nhựa mủ.
    • Lá không có cuống, độ dài 3-6 cm, rộng 1 – 2.5 cm, gốc tròn, đầu nhọn, mép khía răng, lá phía dưới mọc đối hoặc mọc vòng, lá phía trên nhỏ mọc so le với nhau.
    • Hoa hình cái chuông màu lam tím hoặc trắng, mọc riêng lẻ hoặc thành bông thưa ở kẽ lá gần ngọn cây, cánh có 5 thùy màu lục, tràng hình chuông rộng dài 1 cm gồm 5 cánh hợp, nhị 5, bầu 5 ô .
    • Quả hình nang, trứng được bao bọc bởi đài hoa, chứa nhiều hạt nhỏ, hình bầu dục và màu đen nâu.

    cat-canh

    Phân bố:

    • Được trồng chủ yếu nhiều ở Sa Pa, Lào Cai, Tam Đảo, đồng bằng Thái Bình …

    Bộ phận dùng:

    • Rễ.

    Thu hoặch, chế biến và bảo quản:

    • Thu hoạch: người dân đào rễ vào mùa đông hoặc đông xuân, lúc cây tàn lụi
    • Chế biến: Ở những cây đã trồng được 2 năm (vùng cao) hoặc một năm (vùng đồng bằng). Đào lấy rễ, cắt bỏ đầu rễ và rễ con, rửa sạch, để ráo nước và ủ trong khoảng 12 giờ, thái lát mỏng phơi hay sấy khô. Hoặc nhanh hơn có thể loại bỏ tạp chất, rửa sạch, ủ mềm, thái lát dày, phơi hay sấy khô. Dược liệu này lá phiến mỏng, hình tròn. Phần gỗ rộng có nhiều khe nứt. Chất giòn, dễ bẻ gãy, mùi thơm nhẹ, vị ngọt, sau đắng.
    • Bảo quản: Nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm và ánh sáng trực tiếp từ mặt trời

    Mô tả dược liệu Cát Cánh

    • Rễ hình trụ thuôn dần về phía dưới, đôi khi phân nhánh, phần trên còn sót lại gốc thân, có nhiều sẹo nhỏ là vết tích của rễ con.
    • Mặt ngoài màu vàng hay nâu nhạt, có nhiều rãnh nhăn theo chiều dọc của gốc.Thể chất giòn, mặt bẻ không có xơ. Mặt cắt ngang màu trắng ngà, có vân như hoa cúc.
    • Không mùi, vị ngọt, hơi đắng.

    Thành phần hóa học chính:

    • Thành phần chủ yếu của rễ cát cánh là saponin: các platycodin A, C, D, D2 ,các polygalacin D, D2 . Các sapogenin là platycodigenin và acid polygalacic. Ngoài ra cát cánh còn chứa phytosterol và một lượng đáng kể các chất thuộc nhóm tannin.

    Tác dụng – công dụng:

    • Tác dụng: Ôn hóa hàn đàm, trừ mủ, lợi hầu họng.
    • Công dụng: Chữa ho có đờm hôi tanh, viêm đau họng, khan tiếng, hen suyễn, tức ngực, khó thở, ngọt ở phổi, kiết lỵ. Theo tài liệu cổ, cây còn chữa ngực tức đau và ho ra máu. Điều trị bệnh ngoài da.

    Phối hợp với thuốc khác điều trị viêm ruột thừa. Trị đầy bụng. Cát cánh là vị thuốc quan trọng dùng làm thuốc long đờm, thuốc bổ, thuốc làm săn, thuốc gây trung tiện, chữa đầy bụng.

    Cách dùng và liều dùng:

    • Ngày dùng 3 – 12 g thuốc sắc hoặc theo tài liệu Trung Quốc ngày dùng 10 – 20 g dạng thuốc sắc

    Lưu ý, kiêng kị:

    • Phụ nữ có thai cần cẩn trọng khi dùng

    Một số bài thuốc từ cây Dược liệu Cát Cánh

    Chữa ho, tiêu đờm:

    • Cát cánh 4g, Cam thảo 8g, nước sắc 600 ml . Sắc còn 200 ml, chia 3 lần uống trong ngày

    • Cát cánh, bạc hà,mộc thông, cây bươm bướm, chiêu liêu, mỗi vị 6g . Sắc uống (bách gia trân tang)

    • Cát cánh, trần bì, bán hạ chế, mạch môn cao, ngưu tất, ngũ vị tử, tiền hồ, ma hoàng, mỗi vị 6g . Sắc uống (dùng trong ho suyễn, đờm nhiều kéo lên nghẹt cổ)

    • Cát cánh, kinh giới, bách bộ, mỗi vị 200g, cam thảo 60g, trần bì 100g . Các vị tán nhỏ, trộn đều, ngày uống 3 -9 g bột này, chia làm 3 lần, uống vào sau 2 bữa ăn và trước khi đi ngủ, mỗi lần 1 – 3 g . Có thể chế thành cao lỏng

    Chữa cam răng, miệng hôi:

    • Cát cánh, hồi hương, thành phần bằng nhau, tán nhỏ trộn đều, chấm vào nơi cam răng đã rửa sạch.

    Chữa cảm ngoại trong lạnh ngoài nóng, sợ rét, không khát, chân tay lạnh, ỉa chảy ra phân sống:

    • Cát cánh 5,7 g, bán hạ 7.5 g, thương truật 2.8g, trần bì 2.3g, can khương 1.5g, hậu phác 1.5 g, nhục quế 1.2g, bạch linh 1.2g, bạch chỉ 1.2g, xuyên khung 1.2g, đương quy 1.2g, bạch thược 1.2g, cam thảo 1.2g (bài ngũ tích tán).

    TÀI LIỆU THAM KHẢO:

    • Dược điển Việt Nam IV.
    • Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam tập 1, 2.
    • Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Giáo sư Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi.

    Tin nổi bật

    Video clip

    0
    Zalo
    Hotline