Những cách xử lí khi trẻ em ăn bị nôn | BIBO

Những cách xử lí khi trẻ em ăn bị nôn | BIBO

Ngày đăng: 08/06/2022

    Nôn trớ ở trẻ

    Nôn trớ là hiện tượng xảy ra khi trẻ còn nhỏ, hệ tiêu hóa còn non, chưa đồng bộ với các cơ quan khác. Thức ăn khi đi vào dạ dày sẽ bị đẩy ngược lại, trào ra miệng. Đây là hiện tượng nôn trớ sinh lý hoàn toàn lành tính và có thể tự khỏi khi trẻ lớn hơn. Nôn trớ đi kèm với các dấu hiệu như sốt, co giật, ho, phát ban… thì có thể là biểu hiện của các bệnh như viêm màng não, nhiễm khuẩn, rối loạn vận động dạ dày, thực quản. Đây là nôn trớ bệnh lý nên cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để kiểm tra.

    Nôn trớ là hiện tượng bình thường ở trẻ

    Cách xử lý khi trẻ bị nôn trớ

    • Bổ sung nước, nước trái cây hoặc cho trẻ uống Oresol để chống mất nước cho trẻ.
    • Khi bé nôn trớ, cha mẹ cần dùng khăn sạch để làm sạch cơ thể, miệng, mũi của trẻ. Sau đó, dùng một khăn khác để quấn quanh cổ cho bé, phòng tránh việc trẻ nôn tiếp.
    • Khi trẻ đang nôn, cha mẹ tuyệt đối không được bế xốc trẻ lên mà nên dùng tay vuốt ngực và lưng để bé dễ nôn và làm giảm cảm giác nôn. Nếu trẻ đang nằm ngửa, nghiêng người trẻ sang một bên để trẻ dễ nôn.
    • Khi trẻ đã nôn xong cần đặt trẻ nằm yên, kê gối cao để phần trên luôn cao hơn phần thân dưới. Đặc biệt, không cho trẻ uống sữa hoặc ăn sau khi nôn.

    Những biện pháp phòng tránh và cách hạn chế nôn trớ ở trẻ

    Có rất nhiều giải pháp để hạn chế nôn trớ ở trẻ, sau đây là các biện pháp hay dùng:

    Đối với trẻ bú sữa mẹ

    Khi cho trẻ bú, các mẹ cũng cần lưu ý, không cho trẻ bú quá nhiều, nên chia thành nhiều cữ cho trẻ bú. Sau khi bú, có thể bế trẻ đi chơi… nhưng ít nhất là trong khoảng 15 phút mới để cho trẻ nằm hoặc ngủ.

    Bên cạnh đó, kỹ thuật cho trẻ bú cũng rất quan trọng. Khi cho trẻ bú, mẹ nên bế trẻ sao cho đầu và thân trẻ phải thẳng, ôm sát trẻ vào người, đỡ mông sao cho bé ngậm “ti” dễ dàng để khi bú không bị nuốt quá nhiều không khí.

    Lúc trẻ bú xong các mẹ cũng nên bế và vỗ nhẹ vào lưng để bé dễ tiêu hóa tránh tình trạng đầy hơi, khó tiêu gây trào ngược sữa.

    Cho trẻ bú sữa mẹ đúng cách

    Đối với trẻ bú bình

    • Kiểm tra, vệ sinh sạch sẽ bình và núm vú trước khi cho trẻ uống. Nếu lỗ núm quá to, cha mẹ cần thay để tránh việc sữa ra quá nhiều khiến trẻ bị sặc.
    • Pha sữa theo đúng tỉ lệ mà nhà sản xuất khuyến cáo.
    • Khi trẻ bú, cần nghiêng bình sữa để sữa ngập vú, tránh tình trạng bé nuốt phải hơi quá nhiều.
    • Khi bé gần uống xong cần để ý và lấy bình ra. Không để bé bú bình không.

    Cho trẻ uống sữa đúng cách

    Đối với trẻ ăn dặm

    • Không ép trẻ ăn quá nhiều trong bữa ăn thay vào đó hãy chia nhỏ ra làm nhiều bữa để đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ
    • Cho trẻ ăn 1 bữa không quá 30 phút. Nếu bữa ăn quá lâu, dẫn đến việc trẻ chán ăn.
    • Khi cho trẻ ăn, không cho trẻ xem các chương trình tivi hay bật chương trình ca nhạc để tránh việc trẻ mải mê xem mà ăn chậm.
    • Khi mẹ muốn cho trẻ ăn một loại thức ăn mới thì k nên cho trẻ ăn đặc ngay. Các mẹ nên cho trẻ ăn ít đến nhiều, từ lỏng đến đặc để hệ tiêu hóa của trẻ “làm quen”.
    • Các mẹ phải đảm bảo vệ sinh trong việc ăn uống của trẻ, tránh tình trạng nhiễm khuẩn, ngộ độc thức ăn.

    --------------------------------------

    Tư vấn sức khỏe: 1800 6984

    Tin nổi bật

    Video clip

    0
    Zalo
    Hotline