Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em bao lâu khỏi bệnh? Mẹ nên làm gì?

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em bao lâu khỏi bệnh? Mẹ nên làm gì?

Ngày đăng: 09/01/2023

    yes Tác giả: BIBO

    Vì hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện nên rối loạn tiêu hóa ở trẻ em được xem là vấn đề sức khỏe hoàn toàn bình thường. Thế nhưng nhiều bà mẹ vẫn còn bằng khoăn rằng “Bao lâu thì sẽ trẻ khỏi bệnh? Và mẹ nên làm gì để điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em?” Để giải đáp thắc mắc trên, hãy cùng BIBO tìm hiểu ngay trong bài viết sau.

    Các cấp độ rối loạn tiêu hóa ở trẻ em

    Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là bệnh đường ruột thường gặp, điều này xuất phát từ vấn đề hệ tiêu hóa còn tương đối non yếu chưa thích nghi được với môi trường. Các bệnh về hệ tiêu hóa thường được chia thành các cấp độ sau:

    • Rối loạn tiêu hóa cấp tính: Trẻ có các biểu hiện như đầy bụng, khó tiêu, nôn trớ, mất nước, mất cân bằng điện giải. Thậm chí có thể kèm theo sốt cao, mệt mỏi, quấy khóc nhiều lần. Tuy nhiên, bệnh thường chỉ kéo dài 1-2 ngày rồi tự khỏi. Trường hợp đặc biệt bé có thể kéo dài đến 2 tuần.
    • Rối loạn tiêu hóa kéo dài: Trẻ có các biểu hiện như đau bụng, đầy bụng, khó tiêu, đại tiện ra máu, phân chua, hăm tã. Thông thường, tình trạng rối loạn tiêu hóa kéo dài sẽ diễn ra trong khoảng 2 - 4 tuần.
    • Rối loạn tiêu hóa mãn tính: Xuất hiện có triệu chứng như đau bụng, buồn nôn, mệt mỏi, phân có máu ở trẻ và kéo dài từ 4 tuần trở lên.

    roi-loan-tieu-hoa-o-tre-em-bao-lau-khoi-benh-me-nen-lam-gi

    Các cấp bậc rối loạn tiêu hóa ở trẻ em

    Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ em

    Hệ miễn dịch chưa hoàn thiện

    Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch và sức đề kháng yếu nên rất dễ bị vi khuẩn tấn công.Vì vậy, trẻ hay mắc các bệnh về đường tiêu hóa, đặc biệt là đầy bụng, khó tiêu.

    Hệ miễn dịch chưa hoàn thiện

    Hệ miễn dịch chưa hoàn thiện

    Dùng kháng sinh

    Sử dụng kháng sinh trong thời gian dài là một trong những nguyên nhân gây ra rối loạn tiêu hóa ở trẻ em. Nguyên nhân là do các loại thuốc này sẽ vô tình tiêu diệt vi khuẩn có ích, gây mất cân bằng hệ vi sinh trong đường ruột.

    Chế độ dinh dưỡng không hợp lý

    Nếu mẹ cho bé ăn dặm quá sớm, hoặc ăn những thức ăn khó tiêu, chứa nhiều dầu mỡ, đường, đạm, … hệ tiêu hóa sẽ bị quá tải, không thể hấp thu dinh dưỡng và gây rối loạn chức năng.

    Ngộ độc thức ăn

    Nếu để thức ăn quá lâu hoặc bảo quản không đúng cách, bé sẽ bị nhiễm vi khuẩn gây ngộ độc và rối loạn hệ tiêu hóa.

    Một số bệnh lý khác

    Một số bệnh như viêm đường hô hấp, viêm phổi, viêm phế quản, … sẽ khiến bé có đờm nhưng không biết cách khạc ra. Điều này vô tình dẫn đến nhiễm khuẩn hoặc rối loạn hệ tiêu hóa.

    Trẻ bị rối loạn tiêu hóa bao lâu thì khỏi?

    Nếu cơ thể người lớn có thể tự khỏi trong vòng 1 - 2 ngày, thì thời gian lành bệnh rối loạn tiêu hóa ở trẻ em lại kéo dài đến 2 tuần tùy theo cơ địa và triệu chứng của con. 

    Đó là do hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện nên rất dễ bị các yếu tố bên ngoài tấn công. Thông thường, bệnh rối loạn tiêu hóa ở trẻ em hoàn toàn có thể chữa khỏi. Tuy nhiên, nếu không được giải quyết dứt điểm, tình trạng này rất dễ tái phát, kéo dài diễn biến của bệnh và gây ra những hệ lụy lớn hơn.  

    Vì vậy, để đạt hiệu quả, tốt nhất mẹ nên tuân thủ phác đồ điều trị của chuyên gia. Tránh tự dùng thuốc tại nhà, vì điều này có thể gây hậu quả nghiêm trọng.

    Trẻ bị rối loạn tiêu hóa bao lâu thì khỏi?

    Trẻ bị rối loạn tiêu hóa bao lâu thì khỏi?

    Những sai lầm khi điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em

    Chỉ quan tâm điều trị triệu chứng

    Thực tế, mẹ chỉ quan tâm đến triệu chứng mà quên điều trị nguyên nhân khiến bệnh có thể nặng hơn. Các chuyên gia cho biết, việc cải thiện triệu chứng chỉ là tạm thời, quan trọng là khắc phục được nguyên nhân. Vì vậy, đừng bỏ qua yếu tố này.

    Tự ý mua thuốc

    Sai lầm rất lớn mà các bà mẹ bỉm sữa thường mắc phải khi điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là bổ sung men vi sinh hoặc kháng sinh mà không đưa đi bác sĩ. Điều này sẽ làm tình trạng bệnh trầm trọng hơn, thậm chí ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa do sử dụng không đúng cách.

    Mẹ tự ý cho bé dùng thuốc mà không hỏi qua ý kiến bác sĩ

    Mẹ tự ý cho bé dùng thuốc mà không hỏi qua ý kiến bác sĩ

    Chưa xác định được tầm quan trọng của lợi khuẩn

    Lợi khuẩn là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bé. Vì vậy, sau mỗi đợt điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em, mẹ cần bổ sung  để trẻ cân bằng hệ vi khuẩn có lợi và hạn chế tái phát.

    Mẹ nên làm gì để điều trị  rối loạn tiêu hóa ở trẻ em

    Để điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em, mẹ nên thực hiện theo các phương pháp sau:

    • Chia các bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ khác nhau để giúp trẻ dễ tiêu hóa và tránh tình trạng biếng ăn.
    • Bổ sung thực phẩm giàu chất chất xơ và cho trẻ ăn đủ 4 nhóm chất chính: đạm, đường, tinh bột, vitamin và khoáng chất 
    • Bổ sung sữa chua để cân bằng lại hệ vi khuẩn đường ruột, hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh và hấp thu tốt
    • Ngoài ra, trong thời gian này, mẹ nên khuyến khích trẻ vận động nhiều hơn để kích thích nhu động ruột giúp trẻ dễ tiêu hóa.
    • Nếu các triệu chứng không cải thiện, mẹ nên đưa bé đi khám và được bác sĩ tư vấn phương pháp phù hợp
    • Kết hợp sử dụng siro nhuận táo BIBO để đẩy nhanh quá trình rối loạn tiêu hóa ở trẻ em.

    Siro nhuận táo BIBO - hỗ trợ điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em

    Siro nhuận táo BIBO - hỗ trợ điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em

    Kết luận

    Mong rằng bài viết này có thể giúp các bậc phụ huynh hiểu rõ hơn về tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ em. Khi tình trạng kéo dài và xuất hiện các triệu chứng nguy hiểm, mẹ cần đưa bé đi khám bác sĩ. Bên cạnh đó, nếu có bất kỳ thắc mắc nào về các sản phẩm BIBO, hãy liên hệ với chúng tôi để nhận được tư vấn sớm nhất từ đội ngũ tư vấn chuyên môn.

    THÔNG TIN LIÊN HỆ CÔNG TY CPDP TRANG MINH:

    Hotline

    • Tư vấn sức khỏe : 1800 6984
    • Nhà phân phối: 0906 717 713
    • Khiếu nại: 0906 717 713

    Email: bangiamsat@dptrangminh.com

    Facebook: BIBO Chăm con không khó 

    THAM KHẢO THÊM BÀI VIẾT:

    Tin nổi bật

    Video clip

    0
    Zalo
    Hotline