Trẻ chậm lớn: Phụ huynh cần chăm sóc bé như thế nào ? | BIBO

Trẻ chậm lớn: Phụ huynh cần chăm sóc bé như thế nào ? | BIBO

Ngày đăng: 08/06/2022

    Thật tuyệt biết bao khi được chứng kiến con của chúng ta chào đời, đó được xem là món quà thiêng liêng mà ông trời đã ban tặng cho các bậc cha mẹ. Ngày bé đến với tổ ấm của gia đình, cuộc sống của bạn kể từ đây mà thay đổi mãi mãi. Bạn vui mừng và hạnh phúc vỡ òa nhưng vẫn không giấu được nỗi băn khoăn về cách chăm sóc bé sao cho đúng cách. Là một người mẹ, hẳn trong số đó có đến 99% đều mong muốn con mình được nuôi dưỡng mạnh khỏe, bụ bẫm, ăn ngon, ngủ ngon..v..v. 

    Nhưng đây là điều mà không phải người mẹ nào cũng làm được, sẽ có không ít người đau đầu lo lắng vì trẻ nhà mình biếng ăn, kém tươi tắn dẫn đến suy dinh dưỡng. Hiểu được nỗi lo lắng của các mẹ, BIBO xin đưa ra những chia sẻ nhằm giúp cải thiện sức khỏe dành cho trẻ chậm lớn. Hãy cùng BIBO khám phá những thông tin chăm sóc cho bé yêu nhà bạn để có một chế độ chăm sóc lành mạnh và phát triển.

    Phương pháp dành cho trẻ chậm lớn

    • Lập kế hoạch chăm sóc cho bé yêu

    Trẻ chậm lớn luôn là những điều mất ăn mất ngủ đối với các cha mẹ, lo sợ con mình vì những lý do nào đó mà không tăng trưởng như các bạn cùng lứa. Điều quan trọng là bạn phải lên kế hoạch nhằm khắc phục tình trạng suy dinh dưỡng của bé. Các mẹ lưu ý là không nên ép trẻ ăn một cách vô tội vạ nhé, để bé phát triển đều đều phải cần có sự kiên trì của cả mẹ và bé nhằm thay đổi thói quen.
    Trẻ chậm tăng cân cần được bổ sung nhiều chất dinh dưỡng hơn so với trẻ bình thường. Thực đơn của trẻ cần được chia nhỏ thành nhiều bữa trong ngày, lượng thức ăn cũng vừa đủ để trẻ dễ hấp thu và tăng cảm giác ngon miệng hơn. Các bữa phụ hợp lý theo độ tuổi dưới đây:

    • Trẻ từ 1 – 2 tuổi: Cho ăn 4 bữa trong ngày kết hợp với bú sữa mẹ.
    • Trẻ từ 3 – 5 tuổi: Cho trẻ ăn từ 5 -6 bữa một ngày.

    Bên cạnh chế độ dinh dưỡng giúp trẻ nhanh lớn, còn một số vấn đề khác góp phần không nhỏ vào sự phát triển của trẻ như:

    • Môi trường sống của trẻ:

    Các trẻ sơ sinh rất nhạy cảm, nếu cho trẻ sống trong một môi trường tốt sẽ giúp trẻ thoải mái và phát triển tốt hơn. Vậy nên, bố mẹ cần lưu ý đến môi trường trường mà trẻ đang ở, cần tạo một nơi ở tránh ô nhiễm không khí, tiếng ồn, bạo lực… được vệ sinh sạch sẽ thường xuyên để trẻ không khó chịu, quấy khóc. Tinh thần thoải mái, tươi tắn sẽ giúp trẻ phát triển khỏe mạnh, tích cực hơn.

    • Vệ sinh cá nhân cho trẻ

    Các trẻ nhỏ thường dễ mắc các bệnh truyền nhiễm, điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ. Cần giữ cho trẻ một cơ thể sạch sẽ, thơm mát để giúp ngăn ngừa bệnh. Vào mùa nóng, cần cho trẻ tắm nước mát, ăn mặc thoáng, mát mẻ, có chất liệu thấm hút mồ hôi. Mùa lạnh cần tắm nước ấm, ăn mặc kín đáo, tránh gió lùa gây viêm đường hô hấp.

    Thêm nữa, mẹ cần tập cho trẻ các thói quen như: Chăm sóc răng miệng, rửa tay trước khi ăn ngay từ khi còn nhỏ để hạn chế bệnh về tiêu hóa, ngăn ngừa giun phát triển. Cần tẩy giun theo định kỳ dưới sự hướng dẫn của bác sĩ để cơ thể trẻ hấp thu chất dinh dưỡng tối ưu hơn.

    • Cho trẻ vận động nhẹ và tạo tâm lý thoải mái

    Cũng như người lớn, trẻ em cần có sự vận động nhằm tăng cường thể chất, thúc đẩy hệ miễn dịch, kích thích trẻ ăn ngon miệng hơn và nhờ đó trẻ cũng trở nên linh hoạt, năng động và khỏe mạnh.

    Tâm lý ảnh hưởng rất nhiều đến tinh thần ăn uống của trẻ. Không nên la mắng hay ép trẻ ăn quá nhiều, điều này vô tình gây áp lực và trở thành nỗi ám ảnh đối với trẻ về lâu dài. Thay vào đó, các mẹ cần hết sức kiên nhẫn và tạo ra nhiều không khí vui vẻ, dễ chịu để giúp trẻ ăn ngon miệng và ăn được nhiều hơn.

    • Bổ sung cần thiết giúp trẻ nhanh phát triển

    Việc ăn uống đầy đủ, môi trường thoải mái giúp trẻ khỏe mạnh và phát triển. Tuy nhiên, để trẻ phát triển toàn diện hơn nữa, các mẹ cần bổ sung cho trẻ những dinh dưỡng cần thiết khác. Nhiều mẹ cứ cho rằng, cho trẻ ăn uống chung thực đơn với người lớn là sẽ phát triển. Nhưng không, quan niệm đó hoàn toàn sai lầm đấy nhé, bởi cơ địa người lớn và trẻ nhỏ là hoàn toàn khác nhau.

    Thay vào đó, chế độ cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ cần đảm bảo đáp ứng đủ 4 nhóm: Tinh bột, vitamin, chất đạm, chất béo. Thực phẩm phải được chọn tươi ngon, rõ nguồn gốc và tránh các chất độc hại. Các bữa ăn cho trẻ cần đa dạng hơn, nhằm thay đổi vị giác giúp trẻ hào hứng với bữa ăn. Ngoài các bữa chính, mẹ cũng cần cho trẻ ăn thêm trái cây, uống sữa, dùng các loại dược phẩm, thực phẩm chức năng được cho phép và hỗ trợ cung cấp năng lượng, dinh dưỡng an toàn.

    Đặc biệt nhất là cần cho trẻ uống sữa vì sữa là một thực phẩm không thể thiếu trong quá trình cải thiện bệnh chậm lớn ở trẻ, thậm chí còn đóng vai trò quan trọng. Những trẻ nào còn trong độ tuổi bú sữa mẹ thì mẹ phải kết hợp chế độ ăn với cho con bú đều đặn. Đối với trẻ đã cai sữa mẹ, trước hết các mẹ nên xác định con suy dinh dưỡng đang thiếu chất gì, cần bổ sung gì cho cơ thể, từ đó có thể lựa chọn loại sữa phù hợp hơn. Sữa bò và sữa đậu nành cũng là lựa chọn tốt cho trẻ.

    Trong cách chăm sóc trẻ chậm lớn, bố mẹ cần bình tĩnh và kiên trì để cải thiện tình hình của trẻ. Tránh sự lo lắng, hấp tấp muốn tăng cân cho con nhanh trong thời gian ngắn sẽ dễ dẫn đến những tình trạng tiêu cực cho sức khỏe của trẻ. BIBO xin chúc các mẹ và bé có có cuộc sống vui khỏe!

    Tư vấn sức khỏe: 1800 6984

    Tin nổi bật

    Video clip

    0
    Zalo
    Hotline