Xử lý tình trạng bé thở khò khè nhưng không có nước mũi như thế nào cho đúng?

Xử lý tình trạng bé thở khò khè nhưng không có nước mũi như thế nào cho đúng?

Ngày đăng: 13/12/2022

    yes Tác giả: BIBO

    Tình trạng bé thở khò khè nhưng không có nước mũi thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh trong 6 tháng đầu đời. Đây là giai đoạn sức đề kháng vô cùng yếu và dễ nhạy cảm nên cha mẹ vô cùng lo lắng. Vậy đây có phải một dấu hiệu đến từ bệnh lý nguy hiểm hay không? Hãy xem ngay bài viết dưới đây để cùng BIBO tìm được biện pháp chăm sóc phù hợp đối với tình trạng trẻ thở khò khè nhé.

    Triệu chứng khi bé thở khò khè nhưng không có nước mũi

    Bé thở khò khè nhưng không có nước mũi là hiện tượng trẻ thở khò khè với mũi khô và không có đờm. Nếu không để ý kỹ, bạn khó có thể nghe thấy âm thanh kỳ lạ này vì nó quá nhỏ. Tiếng thở này đôi khi cũng không đều, giống như tiếng ngáy nhẹ.

    xu-ly-tinh-trang-be-tho-kho-khe-nhung-khong-co-nuoc-mui-nhu-the-nao-cho-dung

    Bé thở khò khè nhưng không có nước mũi thường dễ phát hiện khi ngủ

    Để phát hiện tiếng thở khò khè của bé, bạn nên áp tai vào gần mũi hoặc miệng của bé. Trong một số trường hợp, các bác sĩ phải sử dụng ống nghe y tế để nghe âm thanh.

    Bên cạnh đó, hiện tượng thở khò khè nhưng không có nước mũi có thể cho thấy trẻ đang mắc một bệnh lý nào đó, một trong số đó là viêm phổi nặng. Ngoài ra, cũng không thể loại trừ một số bệnh lý đáng lo ngại như dị vật đường thở, dị tật bẩm sinh, lao, phù phổi, phế quản, …

    Nguyên nhân nào khiến bé thở khò khè nhưng không có nước mũi?

    Chứng ngạt mũi sơ sinh

    Trên thực tế, nhiều trẻ sơ sinh dưới 2 tháng dễ mắc phải tình trạng này. Nếu bé ngạt mũi và không sốt thì mẹ cũng đừng quá lo lắng, chỉ cần vệ sinh mũi cho bé sạch sẽ, thông thoáng đường thở là được.

    Tình trạng bé thở khò khè nhưng không có nước mũi do chứng ngạt mũi sơ sinh

    Tình trạng bé thở khò khè nhưng không có nước mũi do chứng ngạt mũi sơ sinh

    Viêm phổi, viêm phế quản

    Trong những trường hợp này, đường thở của bé bị nhiễm trùng, gây tổn thương tiểu phế quản hoặc mô phổi. Trong một số tình huống viêm nhiễm nặng hơn có thể gây đàm, mủ, thở khò khè, thậm chí suy hô hấp rất nguy hiểm.

    Hen suyễn

    Trẻ nhỏ rất nhạy cảm với một số tác nhân gây kích ứng như khói bụi, khói thuốc lá, phấn hoa, … bởi hệ hô hấp của còn non yếu và chưa hoàn thiện. Nếu trẻ thường xuyên tiếp xúc với các tác nhân kể trên có nguy cơ cao mắc bệnh hen suyễn, biểu hiện bằng các cơn khó thở, khò khè và không có nước mũi.

    Hen suyễn cũng có thể khiến trẻ bị ho khò khè

    Hen suyễn cũng có thể khiến trẻ bị ho khò khè

    Trào ngược dạ dày, thực quản

    Các mẹ cũng cần hết sức cẩn thận khi cho bé ăn. Không đặt trẻ nằm xuống sau khi vừa ăn xong, không cho ăn quá nhiều, nhất là vào ban đêm. Thói quen cho ăn của người mẹ có thể làm tăng nguy cơ mắc GERD ở con mình. Lượng thức ăn bé tràn lên phổi chính là nguyên nhân gây ra tiếng thở khò khè.

    Cảm lạnh

    Dù là mùa đông hay mùa hè, trẻ đều có thể bị cảm lạnh. Tình trạng này bắt nguồn từ việc bé bị đổ mồ hôi quá nhiều và tích tụ lại hoặc nằm trong phòng điều hòa có nhiệt độ quá thấp. Lúc này bé có thể thở khò khè kèm theo các biểu hiện như hắt hơi, chảy nước mắt, sốt nhẹ hoặc ho.

    Xuất hiện dị vật trong mũi

    Đây là nguyên nhân gây ra tình trạng bé thở khò khè nhưng không nước mũi mà cha mẹ khó nhận ra nhất. Điều này có thể bắt nguồn từ khi trẻ chơi đồ chơi và vô tình hoặc cố ý để một vật nhỏ gì đó vào mũi. Từ đó khiến mũi trẻ bị nghẹt, đau và thậm chí là chảy máu nếu các bậc phụ huynh không phát hiện sớm.

    Cách xử lý tình trạng bé thở khò khè nhưng không có nước mũi

    Sau đây là một số cách mà cha mẹ có thể làm khi bé thở khò khè nhưng không có nước mũi

    • Cho bé bú nhiều lần trong ngày: Điều này giúp bé tránh mất nước và khô miệng. Đặc biệt, theo các chuyên gia, cho trẻ bú mẹ nhiều lần trong ngày còn giúp hình thành sức đề kháng cho trẻ.
    • Giữ mũi của con bạn sạch sẽ: Điều quan trọng là giữ cho mũi của con bạn sạch sẽ để đường hô hấp được thông thoáng. Nên rửa mũi cho trẻ thường xuyên bằng nước muối sinh lý với nồng độ thích hợp để việc kháng khuẩn có hiệu quả tốt hơn.
    • Hút chất nhầy trong mũi của trẻ: Bạn nên để ý đôi khi dịch nhầy trong mũi trẻ bị đặc lại, không chảy ra được nên cũng khiến bé thở khò khè nhưng không có nước mũi. Từ đây, việc cha mẹ cần làm là hút chất nhầy để thông đường thở trở lại. Tuy nhiên cũng cần lưu ý sử dụng dụng cụ phù hợp và được vệ sinh sạch sẽ.
    • Xoa nhẹ mũi cho bé: Bạn có thể dùng ngón tay trỏ xoa nhẹ lên mũi bé. Chuyển động này giúp bé hòa tan chất nhầy dễ dàng hơn, giúp đường thở thông thoáng thay vì thở khò khè.
    • Sử dụng siro bổ phổi BIBO: Một trong những công dụng chính của dòng sản phẩm này là hỗ trợ giảm tình trạng bé thở khò khè nhưng không có nước mũi. Bên cạnh đó, sản phẩm còn được làm từ thảo dược thiên nhiên nên hoàn toàn phù hợp với trẻ nhỏ từ 6 tháng tuổi. Đây cũng là một phương pháp phổ biến được nhiều bà mẹ ưu tiên sử dụng.

    Siro bổ phổi BIBO là phương pháp điều trị nhiều bà mẹ tin dùng

    Siro bổ phổi BIBO là phương pháp điều trị nhiều bà mẹ tin dùng

    Kết luận

    Nhìn chung, bé thở khò khè nhưng không có nước mũi không phải là dấu hiệu có thể khẳng định ngay lập tức là có nguy hiểm hay không. Bởi nó còn phụ thuộc vào nguyên nhân và biểu hiện của bé khi xuất hiện triệu chứng này. Cha mẹ nên thực hiện các bước chăm sóc nhẹ nhàng như trên để cải thiện tình trạng của trẻ nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu thấy trẻ có biểu hiện bất thường cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.

    THÔNG TIN LIÊN HỆ CÔNG TY CPDP TRANG MINH:

    Hotline

    • Tư vấn sức khỏe : 1800 6984
    • Nhà phân phối: 0906 717 713
    • Khiếu nại: 0906 717 713

    Email: bangiamsat@dptrangminh.com

    Facebook: BIBO Chăm con không khó 

    THAM KHẢO THÊM BÀI VIẾT:

    Tin nổi bật

    Video clip

    0
    Zalo
    Hotline