Cao Hoàng Kỳ - Dược liệu quý của sức khỏe dành cho người lớn và trẻ nhỏ
Hoàng kỳ có vị ngọt, tính ấm, tác dụng tiêu thũng, sinh cơ, cố biểu, mạnh gân xương, ích vệ và lợi thủy. Vị thuốc này không chỉ được sử dụng trong phạm vi y học cổ truyền mà còn được ứng dụng trong y học hiện đại để chữa chứng lupus ban đỏ, sa dạ dày, xuất huyết trĩ, suy nhược cơ thể.
- Tên gọi khác: Miên hoàng kỳ, Khẩu kỳ, Bắc kỳ và Tiễn kỳ.
- Tên khoa học: Astragalus membranaceus
- Tên dược: Radix Astragali
- Họ: Đậu/ Cánh bướm (danh pháp khoa học: Fabaceae)
Mô tả dược liệu hoàng kỳ
Hoàng kỳ là rễ sấy/ phơi khô của cây hoàng kỳ
Đặc điểm cây hoàng kỳ
Cây hoàng kỳ là thực vật thân thảo, sống lâu năm. Cây mọc thẳng đứng, cao trung bình, thân cây nhiều nhánh. Lá mọc đan xen vào nhau.
Hoa tự dài hơn lá, tràng hoa màu vàng nhạt. Mùa hoa thường rơi vào khoảng tháng 6 – 7 và sai quả vào tháng 8 – 9. Quả hình đậu dẹt, mặt ngoài có lông ngắn, bên trong chứa hạt màu đen, hình thận. Rễ cây có hình trụ, đường kính từ 1 – 2cm, vỏ ngoài màu vàng nâu hoặc màu nâu đỏ, rễ dài và đâm sâu vào trong lòng đất.
Bộ phận dùng
Rễ cây hoàng kỳ được thu hái để làm thuốc.
Phân bố
Hoàng kỳ phát triển mạnh ở vùng đất pha cát, mọc nhiều tại tỉnh Tứ Xuyên, Hoa Bắc, Bửu Kê, Diên An,… ở Trung Quốc. Ở nước ta, loài thực vật đã được di thực vào Đà Lạt và Sapa nhưng số lượng không nhiều.
Thu hái – sơ chế
Thu hái rễ ở cây từ 3 năm tuổi trở lên nhưng tốt nhất là cây có từ 6 – 7 năm tuổi. Thường thu hoạch vào mùa xuân hoặc mùa thu. Sau khi đào rễ về, đem rửa sạch đất cát, cắt bỏ rễ con và 2 đầu, sau đó dùng sấy hoặc phơi khô.
Nên chọn thứ rễ nhiều thịt, to mập, ruột vàng và thịt dai. Rễ sau khi bào chế có hình trụ dài, đường kính từ 1.5 – 3.5cm, bên ngoài có màu nâu xám, vàng tro và có vân chạy dọc. Ruột có màu vàng, dai và ít xơ.
Hoàng kỳ được bào chế theo những cách sau đây:
- Sinh kỳ (cây sống): Đem rễ ủ cho mềm, thái thành miếng mỏng 1 – 2mm, đem phơi khô hoặc sấy nhẹ.
- Chích kỳ (cây tẩm mật sao): Hòa mật ong với nước sôi. Thái phiến, đem ủ trong nước mật, sau đó sao vàng cho đến khi cầm không thấy dính là được. Để dược liệu nguội, bảo quản dùng dần. Cứ 10kg hoàng kỳ thì dùng 2.5 – 3kg mật ong để tẩm.
Bảo quản
Dược liệu dễ hư hại và ẩm mốc, vì vậy nên bảo quản nơi khô ráo và thoáng mát. Nếu chế thành chích kỳ thì không nên để quá lâu.
Thành phần hóa học
Hoàng kỳ chứa thành phần hóa học đa dạng, bao gồm Cholin, Acid amin, Betain, Alcaloid, Sacarose, Glucose, Soyasaponin, Linolenic acid, Palmatic acid, Coriolic acid, beta-Sitosterol, Protid, Vitamin P, Acid folic, Kumatakenin,…
Vị thuốc hoàng kỳ
Tính vị
Vị ngọt, tính ấm.
Quy kinh
Quy vào kinh Tỳ, Phế, Đại trường và Tâm.
Tác dụng dược lý của hoàng kỳ
* Tác dụng của hoàng kỳ theo nghiên cứu dược lý hiện đại:
- Chất Astragalosid IV trong dược liệu có tác dụng đối với hệ miễn dịch, kháng viêm, bảo vệ tim mạch, bảo vệ gan, kháng virus.
- Isoflavonoid trong cây có tác dụng chống thiếu máu cục bộ, chống oxy hóa, kháng viêm đối với bệnh viêm khớp mãn tính và ức chế virus gây hại.
- Tác dụng trên hệ miễn dịch: Chiết xuất Polysaccharid trong dược liệu giúp làm tăng khả năng thực bào của bạch cầu đa nhân và đại thực bào, từ đó điều chỉnh chức năng tế bào T, tăng hoạt tính interkeukin-2 và tăng chức năng miễn dịch của cơ thể.
- Tác dụng đối với tim mạch: Dược liệu có tác dụng tăng cường co bóp tim – tác dụng rõ nhất ở những trường hợp suy tim.
- Tác dụng lợi niệu: Có tác dụng lợi niệu khi mới dùng nhưng sử dụng kéo dài thì không nhận thấy tác dụng rõ rệt.
- Tác dụng chống viêm: Astramembrannin trong dược liệu có tác dụng ức chế tính thấm của mao mạch do histamine và serotonin ở liều tiêm tĩnh mạch 50mg/ kg.
- Tác dụng kháng khuẩn: Dược liệu có tác dụng ức chế lỵ Shigella, phế cầu, liên cầu khuẩn dung huyết và tụ cầu vàng.
- Tác dụng phát triển cơ thể và kéo dài tuổi thọ: Trong nuôi cấy tế bào in vitro nhận thấy dược liệu làm tăng hoạt động của tế bào, kéo dài tuổi thọ và giúp tế bào tăng trưởng nhanh hơn.
- Tác dụng hạ áp: Hoàng kỳ có tác dụng giãn mạch nên có thể làm hạ huyết áp.
- Tác dụng bảo vệ gan: Dược liệu làm tăng albumin, protein trong huyết thanh, bảo vệ gan và giảm hàm lượng glycopen trong cơ quan này.
- Tác dụng đối với tử cung: Dược liệu gây co bóp ở ruột thỏ co lập nhưng gây hưng phấn đối với tử cung co lập ở chuột cống có thai.
- Độc tính: Dược liệu trong cây có độc tính thấp.
* Tác dụng của hoàng kỳ theo Đông Y:
- Tác dụng: Hoàng kỳ dùng sống có tác dụng tiêu thũng, sinh cơ, ích vệ, lợi thủy, cố biểu, mạnh gân xương, trưởng nhục, bổ huyết, trường phong, phá trưng tích và thác độc. Dùng nướng có tác dụng bổ trung và ích khí.
- Chủ trị: Bệnh phong hủi, các bệnh ở trẻ nhỏ, bệnh nhọt lở loét lâu ngày, phong tà khí, gầy ốm, tiêu chảy, đau bụng, hư suyễn, hàn nhiệt, tai diếc, thận hư suy, vết thương lâu liền miệng, viêm thận mãn, tiểu đường,…
Cách dùng – liều lượng
Hoàng kỳ được dùng ở dạng sắc, tán bột, làm hoàn hoặc dùng ngoài. Nếu dùng trong, sử dụng từ 12 – 20g/ ngày. Trong trường hợp cần thiết có thể tăng lên 80g/ ngày.
Một số bài thuốc và món ăn chữa bệnh từ cây thuốc hoàng
1. Bài thuốc trị phong thấp, cơ thể nặng, ra nhiều mồ hôi, sợ gió và mạch phù
- Chuẩn bị: Táo 1 trái, gừng 4 lát, bạch truật 30g, cam thảo 20g, phòng kỷ 40g và hoàng kỳ 40g.
- Thực hiện: Để gừng và táo riêng, đem các vị còn lại tán bột. Đem 20g sắc với sừng và táo, dùng uống trong ngày.
2. Bài thuốc chữa chứng sa dạ dày, sa thận, sa trực tràng, sa tử cung
- Chuẩn bị: Chim câu 1 con, hoàng kỳ 60g và kỷ tử 30g.
- Thực hiện: Đem hầm chín, nêm nếm gia vị và dùng ăn khi nóng.
3. Bài thuốc trị chứng suy nhược, dễ bị cảm, đầu óc hay quên, tức ngực, hồi hộp
- Chuẩn bị: Nấm hương 150g, gừng tươi 15g, hoàng kỳ 30g, hành 20g.
- Thực hiện: Đem sơ chế nguyên liệu và để ráo. Cho dầu vừng vào nồi, để dầu nóng, do gừng, hành và thịt gà vào xào chín. Thêm ít muối và rượu đảo cho thấm gia vị, sau đó cho nấm và một lượng nước vừa đủ vào. Đun sôi với lửa nhỏ trong 30 – 60 phút. Cho nấm hương và thịt gà ra đĩa, tiếp tục têm cải bẹ vào nước canh, đun sôi và dùng ăn kèm với gà.
4. Trà hoàng kỳ phòng ngừa cảm cúm và viêm phế quản
- Chuẩn bị: Hoàng kỳ thái lát mỏng, phơi khô.
- Thực hiện: Mỗi lần dùng 5 – 10g hãm với nước sôi trong 30 phút và dùng thay cho trà.
5. Bài thuốc chữa chứng suy nhược cơ thể, miệng khô, khó thở, ăn uống kém, mồ hôi nhiều, sốt âm ỉ, mặt xanh vàng, tim đập nhanh
- Bài thuốc 1: Cam thảo 1 phần (nửa sống nửa sao), chích kỳ 6 phần. Đem các vị tán nhỏ, mỗi lần dùng 4 – 8g sắc uống. Ngày dùng 3 lần (sáng – trưa – tối).
- Bài thuốc 2: Quế chi và cam thảo mỗi vị 2g, đại táo 6g, sinh khương 4g, thược dược 5g, chích kỳ 6g. Đem các vị sắc lấy nước, chia thành 3 lần uống hết trong ngày. Khi uống có thể thêm mật ong hoặc mạch nha vào.
- Bài thuốc 3: Phòng phong và bạch truật mỗi vị 8g, hoàng kỳ 24g. Đem tán thành bột mịn, trộn đều các vị. Mỗi lần dùng 6 – 8g uống với nước hoặc rượu, ngày dùng 2 lần.
- Bài thuốc 4: Đương quy, bạch truật và đảng sâm mỗi vị 12g, trích thảo và thăng ma mỗi vị 4g, trần bì và sài hồ mỗi vị 6g, hoàng kỳ 16g. Đem sắc uống. Nếu cơ thể hư nhược nhiều, gia thêm tri mẫu 8g và huyền sâm 10g.
6. Bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng và phòng ngừa chứng cảo mạo
- Bài thuốc 1: Đại táo 10g và hoàng kỳ 15g. Đem các vị sắc uống hằng ngày.
- Bài thuốc 2: Hoàng kỳ sống đem chế thành viên nặng 1g. Mỗi ngày dùng 5 – 6 viên liên tục trong 10 ngày. Ngưng khoảng 5 ngày rồi lặp lại liệu trình.
7. Bài thuốc trị viêm phế quản và ho kéo dài
- Chuẩn bị: Bách bộ và tuyên phục hoa mỗi vị 10g, địa long 6g, hoàng kỳ 24g.
- Thực hiện: Tán mịn, chế thành viên. Ngày dùng 3 lần liên tục trong 10 ngày. Nghỉ vài ngày rồi dùng lại, thực hiện từ 3 – 4 liệu trình sẽ thấy bệnh thuyên giảm.
8. Bài thuốc chữa chứng lupus ban đỏ
- Chuẩn bị: Hoàng kỳ 30g.
- Thực hiện: Sắc uống ngày 1 thang.
9. Cháo hoàng kỳ trị cảm cúm, suy nhược cơ thể
- Chuẩn bị: Đảng sâm 30g, phục linh 15g, gạo tẻ 60g, hoàng kỳ 30g, bạch truật 15g và cam thảo 6g.
- Thực hiện: Sắc vị thuốc lấy nước, bỏ bã và cho gạo vào nấu thành cháo.
Tham khảo thêm tại: dược liệu Việt Nam, Tạp chí Đông y
Tin nổi bật
-
5 Phương pháp điều trị hiệu quả được khuyên dùng khi trẻ bị chảy nước mũi
Trẻ bị chảy nước mũi là tình trạng phổ biến thường gặp trong những năm tháng đầu đời. Trong đó, mũi là một bộ phận quan trọng, đóng vai trò như “lối ra vào” của không khíTrẻ ho nhiều về đêm nhưng không sốt liệu có nguy hiểm không?
Tại sao trẻ bị ho khi ngủ? Tình trạng trẻ ho nhiều về đêm nhưng không sốt liệu có nguy hiểm không? Đó là những băn khoăn và trăn trở mà BIBO thường nhận được từ các bà mẹMột số lưu ý khi dùng thuốc cho trẻ bị ho sổ mũi vào thời điểm giao mùa
Vào thời điểm giao mùa, tình trạng trẻ ho sổ mũi kéo dài khiến nhiều bậc phụ huynh không khỏi lo lắng. Mặc dù đây là tình trạng phổ biến và không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng cha mẹ cũng phải thật sự thận trọng việc dùng thuốc cho trẻ bị ho sổ mũiSiro trị sổ mũi cho bé và những điều cha mẹ không nên bỏ qua khi chăm sóc con
Siro trị sổ mũi cho bé từ lâu đã trở thành “cánh tay đắc lực” của các bậc phụ huynh trong quá trình chăm sóc con cái. Tuy nhiên, nhiều cha mẹ vẫn gặp không ít khó khăn trong quá trình lựa chọn sản phẩm như thế nào cho phù hợp?Xử lý tình trạng bé thở khò khè nhưng không có nước mũi như thế nào cho đúng?
Tình trạng bé thở khò khè nhưng không có nước mũi thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh trong 6 tháng đầu đời. Đây là giai đoạn sức đề kháng vô cùng yếu và dễ nhạy cảm nên cha mẹ vô cùng lo lắng.Nên dùng siro ho cho trẻ sơ sinh trong những trường hợp nào?
Do thời tiết thay đổi cùng với sức đề kháng yếu nên bố mẹ thường xuyên bắt gặp tình trạng trẻ sơ sinh bị ho. Ngoài thực hiện các biện pháp phòng và điều trị cơ bản tại nhà, siro ho cho trẻ sơ sinh cũng là một phương thức được nhiều người chú ý đến.Kinh nghiệm dành cho các bậc phu huynh khi bé bị ho sổ mũi
Trẻ em là đối tượng có sức đề kháng yếu nên hay bị ho sỗ mũi, hệ hô hấp thường xuyên bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài. Khi đó nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể dẫn đến các tình trạng nặng hơn như viêm phổi, viêm tai, viêm phế quản, …7 sai lầm nguy hiểm mẹ tuyệt đối không nên làm khi trẻ bị ho
Ngày nay, các bà mẹ thường truyền tai nhau những bài học dân gian điều trị khi bé bị ho nhiều. Tuy nhiên, không phải phương pháp nào cũng đúng và mang lại hiệu quả tuyệt đối. Do đó, để đảm bảo an toàn cho bé, các mẹ nên lưu ý 7 sai lầm khi trẻ bị ho trong bài viết sau đây.10 cách trị sổ mũi cho bé vô cùng hiệu quả bạn nên "bỏ túi" ngay
Sổ mũi, chảy mũi hay ho sổ mũi là tình trạng thường gặp ở các bé, đặc biệt là trong giai đoạn thời tiết chuyển mùa . Trong bài viết này, BIBO sẽ bật mí 10 cách trị sổ mũi cho bé vô cùng hiệu quả nên các mẹ đừng quên ghi chú lại thật kỹ nhé.Cách nhận biết trẻ ho có đờm và biện pháp tiêu đờm hiệu quả
Vào giai đoạn chuyển mùa, thời tiết thay đổi thường xảy ra hiện tượng rất phổ biến là trẻ ho có đờm. Điều này xảy ra bởi sự chênh lệch nhiệt độ đột ngột khiến các cơn ho của bé kéo dài và ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như các hoạt động sinh hoạt hằng ngày10 Phương pháp khắc phục tình trạng trẻ ho về đêm
Tình trạng trẻ ho về đêm là một trong những lý do khiến các bậc phụ huynh lo lắng đến mất ăn mất ngủ. Nếu không điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động hằng ngày như ăn uống, vui chơi và học tậpMua thuốc ho cho bé cần lưu ý những gì?
Ở trẻ em, đặc biệt là các trẻ sơ sinh vì hệ hô hấp chưa được hoàn thiện nên khi sử thuốc trị ho cho bé không đúng cách có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ nguy hiểmTrẻ sơ sinh bị ho: Nguyên nhân, cách phòng ngừa và biện pháp chăm sóc
Trẻ sơ sinh bị ho có nguy hiểm không? Cha mẹ cần lưu ý gì và cách chăm sóc bé bị ho như như thế nào? Hãy cùng BIBO tìm hiểu trong bài viết sau đây.Mẹ có nên dùng siro ho cho bé không?
Siro ho cho bé hay bổ phế là một loại thực phẩm chức năng giúp thuyên giảm các cơn ho mãn tính. Tuy nhiên, các bậc cha mẹ lại lo lắng rằng nếu sử dụng sản phẩm này quá nhiều sẽ gây ra tác dụng phụ, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ nhỏBổ phổi BIBO - giải pháp giảm ho, ích phế cho bé trong mùa lạnh
Bổ phổi BIBO là một loại siro ho sổ mũi cho bé với thành phần bao gồm nhiều loại thảo dược thiên nhiên vô cùng lành tính. Tuy nhiên, các bậc cha mẹ vẫn đang băn khoăn rằng không biết sản phẩm này sử dụng như thế nào? Có thật sự tốt không? Thế thì, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết sau đây nhé.Cát cánh - Vệ sĩ của đường hô hấp
Tại sao Dược liệu Cát Cánh lại được mệnh danh là "vệ sĩ của đường hô hấp " Cùng BIBO điểm qua tại sao Cát cánh luôn xuất hiện trong các loại siro ho trên thị trường hiện nay nhéBé nóng trong người ăn gì cho mát | BIBO
Tình trạng nóng trong của trẻ nhỏ do gan không đào thải được các độc tố dễ phát sinh thành các bệnh nổi mụn nhọt, mẩn ngứa hay mề đay. Nếu trẻ nhỏ gặp phải tình trạng này, mẹ cũng không cần qua lo lắng. Thay vào đó có thể tham khảo một số giải pháp tự nhiên như điều chỉnh lại chế độ ăn uống bằng cách bổ sung thêm thực phẩm làm mát gan hay tăng cường chức năng giải độc gan.