Tình trạng biếng ăn tâm lý và các biện pháp khắc phục giúp bé ăn ngon
Tác giả: BIBO
Trước khi tìm đến các biện pháp giúp bé ăn ngon, các bậc phụ huynh chắc chắn cần phải tìm hiểu rõ lý do vì sao dẫn đến tình trạng đó. Một trong những nguyên nhân thường gặp nhất ở trẻ xuất phát từ biếng ăn tâm lý. Vậy tình trạng này là gì? Làm thế nào để khắc phục? Hãy cùng BIBO tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây nhé.
Như thế nào là biếng ăn tâm lý?
Ở trẻ nhỏ, ngoài yếu tố sinh lý bệnh lý, còn biếng ăn do tâm lý. Vậy biếng ăn tâm lý ở trẻ là gì? Theo các chuyên gia, biếng ăn tâm lý là chứng rối loạn ăn uống, trong đó trẻ hạn chế ăn uống do các yếu tố cảm xúc như: bị mắng, la rầy, thay đổi môi trường sống, cảm thấy cô đơn, …
Thế nào là biếng ăn tâm lý ở trẻ?
So với biếng ăn sinh lý và biếng ăn bệnh lý, biếng ăn tâm lý đòi hỏi sự kiên nhẫn cũng như khéo léo hơn từ người mẹ trong quá trình giúp bé ăn ngon trở lại. Tình trạng này nếu không được cải thiện càng sớm càng tốt sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tâm trạng của bé. Các vấn đề sức khỏe thường gặp như loãng xương, tổn thương thận hoặc bệnh tim.
Sự khác nhau giữa biếng ăn tâm lý và các loại biếng ăn khác
Muốn giúp bé ăn ngon một cách tự nhiên, mẹ phải hiểu rõ nguyên nhân và cách nhận biết triệu chứng. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, các loại biếng ăn tâm lý, sinh lý, bệnh lý có những điểm giống và khác nhau như sau:
Giống nhau
- Trẻ ăn không hết phần ăn
- Thời gian ăn quá 30 phút
- Trẻ quấy khóc, bỏ chạy, nôn trớ thức ăn và các phản ứng thái quá khác
- Bé chỉ ăn một loại thức ăn và không thích nghi với thức ăn mới
- Chiều cao và chỉ số khối cơ thể dưới mức tiêu chuẩn
Khác nhau
- Biếng ăn sinh lý: Biếng ăn diễn ra trong thời gian ngắn, chỉ vài ngày hoặc 1-2 tuần. Trẻ ăn ngon miệng trở lại sau khi cơ thể thích nghi với những thay đổi về thể chất như mọc răng, ăn dặm, tập đi.
- Biếng ăn bệnh lý: Khác với biếng ăn sinh lý, biếng ăn bệnh lý xảy ra khi trẻ bị rối loạn ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Nó có thể được gây ra bởi cảm lạnh, nhiễm trùng tai, đau họng, lở miệng hoặc thiếu máu. Trong trường hợp này, bạn có thể giúp bé ăn ngon bằng cách cải thiện tình trạng bệnh lý của trẻ.
- Biếng ăn do tâm lý: Là tình trạng biếng ăn mà trẻ có những cảm xúc tiêu cực do môi trường hoặc cách chăm sóc không khoa học. Khác với hai chứng biếng ăn trên, chán ăn tâm lý thường mất nhiều thời gian hơn để giúp bé ăn ngon.
Nguyên nhân khiến trẻ bị biếng ăn tâm lý
Bị ép buộc
Cha mẹ nào cũng lo sợ con mình thiếu chất. Vì vậy, khi bé lười ăn, mẹ sẽ thường xuyên ép khiến không khí bữa ăn thêm căng thẳng. Các chuyên gia cho biết việc ép trẻ ăn nhiều có thể gây "căng thẳng" cho hệ tiêu hóa. Lâu dần sẽ dẫn đến sợ hãi, khó chịu và cuối cùng là lười ăn.
Bị la mắng
Biếng ăn tâm lý có thể bị “kích hoạt” bởi việc người mẹ thường xuyên sử dụng các chiến thuật cực đoan như la hét, la mắng, đánh trẻ hoặc ép trẻ ăn. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng hành động này có thể khiến bé sợ hãi, thậm chí chán ghét bữa ăn. Nên khi đến giờ ăn, con sẽ bị tâm lý và thường khóc dữ hơn.
Trẻ biếng ăn do bị la mắng
Được nuông chiều quá mức
Nuông chiều và quan tâm quá mức đến khẩu phần ăn của trẻ cũng không phải là ý kiến hay trong quá trình giúp bé ăn ngon. Bởi đây cũng là nguyên nhân khiến trẻ tự nhiên lười ăn, không tiếp nhận thức ăn mới.
Môi trường sống thay đổi
Những thay đổi của môi trường sống cũng là nguyên nhân khiến trẻ lười ăn. Theo một số nghiên cứu, những thay đổi đột ngột về nơi ở, thời gian cho ăn và cách cho ăn có thể khiến bé choáng ngợp và khó điều chỉnh. Vì vậy, con thường nhịn ăn và không thèm bú.
Trẻ bị cô đơn
Trẻ nhỏ luôn tò mò về âm thanh và tiếng động bên ngoài. Vì vậy nếu mẹ duy trì thói quen ăn uống “1 mẹ 1 con” thì bé sẽ cảm thấy chán ăn và biếng ăn từ khi chào đời.
Thói quen “1 mẹ 1 con” không thể giúp trẻ ăn ngon
Các biện pháp khắc phục giúp bé ăn ngon hơn
Không ép trẻ ăn
Nhiều bà mẹ Việt thường có thói quen ép con ăn theo mong muốn của bản thân. Cũng chính trong hoàn cảnh này, việc ăn uống của bé giống như một “trận chiến”, và nỗi sợ hãi ngày một tăng cao. Hơn nữa, khi bị ép, bé sẽ thường quấy khóc và nuốt chửng thức ăn, rất dễ bị sặc.
Vì vậy, các chuyên gia cho rằng, để giúp bé ăn ngon hơn hãy để bé ăn theo nhu cầu của chính mình. Ăn khi thấy thích và dừng khi no để bé cảm nhận được niềm vui trong bữa cơm gia đình. Trường hợp bé ăn rất ít, mẹ nên tăng số bữa ăn, cải thiện thực đơn dinh dưỡng, hợp lý.
Cho trẻ ăn cùng với gia đình
Một phần khiến trẻ biếng ăn là do cảm thấy đơn độc. Vì vậy, mẹ hãy thay đổi chiến lược “một mẹ một con” sang cách cho bé ăn chung như một gia đình. Điều này có vẻ đơn giản nhưng lại khiến bé cảm thấy vui vẻ hơn.
Nhiều nghiên cứu khoa học cũng chỉ ra rằng, khi nhìn thấy người khác ăn uống, trẻ sẽ thay đổi thói quen và học cách bắt chước người lớn. Vì vậy, đây là “bí quyết” bỏ túi được nhiều bà mẹ bỉm sữa truyền tai nhau trong quá trình giúp bé ăn ngon.
Chuyển đổi môi trường từ từ
Chuyển đổi môi trường từ từ cũng là một cách tốt để tránh những thay đổi đột ngột. Theo các chuyên gia về trẻ trong độ tuổi đi học, thời gian đầu tốt nhất nên để bé ở lại lớp khoảng 2 - 3 tiếng rồi mẹ mới đi đón. Sau đó đưa con đến lớp và ăn trưa cùng bạn. Dần dần, khi bé đã quen với các bài học, hãy để bé một mình suốt cả ngày.
Thay đổi thực đơn kết hợp với siro cho bé ăn ngon
Thay đổi thực đơn giúp cải thiện tình trạng biếng ăn ở trẻ do tâm lý. Bởi theo các chuyên gia, vị giác của trẻ thường rất nhạy cảm. Nếu bạn chỉ ăn cùng một loại thức ăn trong thời gian dài, bạn sẽ chán ăn.
Vì vậy, mẹ hãy thường xuyên thay đổi thực đơn, bổ sung những món ăn tốt cho tiêu hóa, phù hợp cùng với cách trình bày tinh tế để bé cảm thấy ngon miệng hơn. Bên cạnh đó, đừng quên kết hợp thêm siro ăn ngủ ngon BIBO với các thành phần dinh dưỡng cần thiết, để đẩy nhanh quá trình giúp bé ăn ngon nhé.
Kết luận
Có thể thấy, để giúp bé ăn ngon hơn sau quá trình biếng ăn về mặt tâm lý, mẹ cần quan tâm và thấu hiểu con nhiều hơn. Hy vọng, với những chia sẻ hữu ích trên đây, mẹ sẽ tìm được nguyên nhân và phương pháp điều trị phù hợp cho bé yêu của mình.
THÔNG TIN LIÊN HỆ CÔNG TY CPDP TRANG MINH:
Hotline
- Tư vấn sức khỏe : 1800 6984
- Nhà phân phối: 0906 717 713
- Khiếu nại: 0906 717 713
Email: bangiamsat@dptrangminh.com
Facebook: BIBO Chăm con không khó
THAM KHẢO THÊM BÀI VIẾT:
Tin nổi bật
-
5 Phương pháp điều trị hiệu quả được khuyên dùng khi trẻ bị chảy nước mũi
Trẻ bị chảy nước mũi là tình trạng phổ biến thường gặp trong những năm tháng đầu đời. Trong đó, mũi là một bộ phận quan trọng, đóng vai trò như “lối ra vào” của không khíTrẻ ho nhiều về đêm nhưng không sốt liệu có nguy hiểm không?
Tại sao trẻ bị ho khi ngủ? Tình trạng trẻ ho nhiều về đêm nhưng không sốt liệu có nguy hiểm không? Đó là những băn khoăn và trăn trở mà BIBO thường nhận được từ các bà mẹMột số lưu ý khi dùng thuốc cho trẻ bị ho sổ mũi vào thời điểm giao mùa
Vào thời điểm giao mùa, tình trạng trẻ ho sổ mũi kéo dài khiến nhiều bậc phụ huynh không khỏi lo lắng. Mặc dù đây là tình trạng phổ biến và không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng cha mẹ cũng phải thật sự thận trọng việc dùng thuốc cho trẻ bị ho sổ mũiSiro trị sổ mũi cho bé và những điều cha mẹ không nên bỏ qua khi chăm sóc con
Siro trị sổ mũi cho bé từ lâu đã trở thành “cánh tay đắc lực” của các bậc phụ huynh trong quá trình chăm sóc con cái. Tuy nhiên, nhiều cha mẹ vẫn gặp không ít khó khăn trong quá trình lựa chọn sản phẩm như thế nào cho phù hợp?Xử lý tình trạng bé thở khò khè nhưng không có nước mũi như thế nào cho đúng?
Tình trạng bé thở khò khè nhưng không có nước mũi thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh trong 6 tháng đầu đời. Đây là giai đoạn sức đề kháng vô cùng yếu và dễ nhạy cảm nên cha mẹ vô cùng lo lắng.Nên dùng siro ho cho trẻ sơ sinh trong những trường hợp nào?
Do thời tiết thay đổi cùng với sức đề kháng yếu nên bố mẹ thường xuyên bắt gặp tình trạng trẻ sơ sinh bị ho. Ngoài thực hiện các biện pháp phòng và điều trị cơ bản tại nhà, siro ho cho trẻ sơ sinh cũng là một phương thức được nhiều người chú ý đến.Kinh nghiệm dành cho các bậc phu huynh khi bé bị ho sổ mũi
Trẻ em là đối tượng có sức đề kháng yếu nên hay bị ho sỗ mũi, hệ hô hấp thường xuyên bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài. Khi đó nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể dẫn đến các tình trạng nặng hơn như viêm phổi, viêm tai, viêm phế quản, …7 sai lầm nguy hiểm mẹ tuyệt đối không nên làm khi trẻ bị ho
Ngày nay, các bà mẹ thường truyền tai nhau những bài học dân gian điều trị khi bé bị ho nhiều. Tuy nhiên, không phải phương pháp nào cũng đúng và mang lại hiệu quả tuyệt đối. Do đó, để đảm bảo an toàn cho bé, các mẹ nên lưu ý 7 sai lầm khi trẻ bị ho trong bài viết sau đây.10 cách trị sổ mũi cho bé vô cùng hiệu quả bạn nên "bỏ túi" ngay
Sổ mũi, chảy mũi hay ho sổ mũi là tình trạng thường gặp ở các bé, đặc biệt là trong giai đoạn thời tiết chuyển mùa . Trong bài viết này, BIBO sẽ bật mí 10 cách trị sổ mũi cho bé vô cùng hiệu quả nên các mẹ đừng quên ghi chú lại thật kỹ nhé.Cách nhận biết trẻ ho có đờm và biện pháp tiêu đờm hiệu quả
Vào giai đoạn chuyển mùa, thời tiết thay đổi thường xảy ra hiện tượng rất phổ biến là trẻ ho có đờm. Điều này xảy ra bởi sự chênh lệch nhiệt độ đột ngột khiến các cơn ho của bé kéo dài và ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như các hoạt động sinh hoạt hằng ngày10 Phương pháp khắc phục tình trạng trẻ ho về đêm
Tình trạng trẻ ho về đêm là một trong những lý do khiến các bậc phụ huynh lo lắng đến mất ăn mất ngủ. Nếu không điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động hằng ngày như ăn uống, vui chơi và học tậpMua thuốc ho cho bé cần lưu ý những gì?
Ở trẻ em, đặc biệt là các trẻ sơ sinh vì hệ hô hấp chưa được hoàn thiện nên khi sử thuốc trị ho cho bé không đúng cách có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ nguy hiểmTrẻ sơ sinh bị ho: Nguyên nhân, cách phòng ngừa và biện pháp chăm sóc
Trẻ sơ sinh bị ho có nguy hiểm không? Cha mẹ cần lưu ý gì và cách chăm sóc bé bị ho như như thế nào? Hãy cùng BIBO tìm hiểu trong bài viết sau đây.Mẹ có nên dùng siro ho cho bé không?
Siro ho cho bé hay bổ phế là một loại thực phẩm chức năng giúp thuyên giảm các cơn ho mãn tính. Tuy nhiên, các bậc cha mẹ lại lo lắng rằng nếu sử dụng sản phẩm này quá nhiều sẽ gây ra tác dụng phụ, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ nhỏBổ phổi BIBO - giải pháp giảm ho, ích phế cho bé trong mùa lạnh
Bổ phổi BIBO là một loại siro ho sổ mũi cho bé với thành phần bao gồm nhiều loại thảo dược thiên nhiên vô cùng lành tính. Tuy nhiên, các bậc cha mẹ vẫn đang băn khoăn rằng không biết sản phẩm này sử dụng như thế nào? Có thật sự tốt không? Thế thì, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết sau đây nhé.Cát cánh - Vệ sĩ của đường hô hấp
Tại sao Dược liệu Cát Cánh lại được mệnh danh là "vệ sĩ của đường hô hấp " Cùng BIBO điểm qua tại sao Cát cánh luôn xuất hiện trong các loại siro ho trên thị trường hiện nay nhéBé nóng trong người ăn gì cho mát | BIBO
Tình trạng nóng trong của trẻ nhỏ do gan không đào thải được các độc tố dễ phát sinh thành các bệnh nổi mụn nhọt, mẩn ngứa hay mề đay. Nếu trẻ nhỏ gặp phải tình trạng này, mẹ cũng không cần qua lo lắng. Thay vào đó có thể tham khảo một số giải pháp tự nhiên như điều chỉnh lại chế độ ăn uống bằng cách bổ sung thêm thực phẩm làm mát gan hay tăng cường chức năng giải độc gan.