Chăm sóc trẻ bị còi xương suy dinh dưỡng như thế nào cho an toàn và hiệu quả?

Chăm sóc trẻ bị còi xương suy dinh dưỡng như thế nào cho an toàn và hiệu quả?

Ngày đăng: 10/02/2023

    yes Tác giả: BIBO

    Theo Cục Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em, Việt Nam là một trong 16 nước có tỷ lệ trẻ bị còi xương suy dinh dưỡng cao nhất thế giới. Nếu tình trạng này không được can thiệp kịp thời, lâu dần sẽ khiến trẻ mắc các vấn đề như chậm phát triển về nhận thức và trí tuệ, dễ mắc các bệnh truyền nhiễm như tiêu chảy, viêm đường hô hấp, thậm chí tử vong. Do đó, cha mẹ cần hiểu rõ về vấn đề này để biết cách chăm sóc con như thế nào cho an toàn và hiệu quả.

    Dấu hiệu nhận biết trẻ bị còi xương suy dinh dưỡng

    Các bà mẹ nên cân đo trẻ hàng tháng và so sánh với biểu đồ tăng trưởng tiêu chuẩn - biểu đồ thường đi kèm với hồ sơ bệnh án của trẻ bị còi xương suy dinh dưỡng. Đối với trẻ dưới 2 tuổi, mẹ phải cân đo trẻ mỗi tháng một lần, trẻ trên 2, 3 tháng tuổi mẹ phải cân đo trẻ một lần. Khi trẻ được cân trong 3 tháng liên tục, tức là đường cân nặng ngang bằng hoặc đi xuống thì đó là lúc trẻ bị suy dinh dưỡng.

    Dấu hiệu cho thấy trẻ bị còi xương suy dinh dưỡng

    Dấu hiệu cho thấy trẻ bị còi xương suy dinh dưỡng

    Với những bà mẹ không có điều kiện cân đo con hàng tháng, cần quan sát các biểu hiện của con để kịp thời phát hiện con có bị còi xương suy dinh dưỡng hay không. Khi thấy con thấp bé hơn so với những đứa trẻ cùng trang lứa, ăn ít, không thèm ăn, da xanh xao, chân tay rã rời, thậm chí teo cơ, ngủ nhiều, ủ rũ, thiếu linh hoạt thì nên đưa con đi khám.

    Tuy nhiên, các mẹ không nên vội kết luận con bị còi xương suy dinh dưỡng khi thấy con thấp hơn các bạn khác, ép con ăn nhiều khiến con sợ hãi. Đây chỉ là một trong những biểu hiện suy dinh dưỡng ở trẻ, mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ dinh dưỡng để biết chắc chắn.

    Vì sao trẻ lại bị còi xương suy dinh dưỡng?

    Sai lầm trong phương pháp nuôi dưỡng

    Mẹ cai sữa cho con quá sớm. Sau khi cai sữa, mẹ chưa biết cách cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho con, cho con ăn dặm không đúng cách. Khi trẻ biết đi, cần rất nhiều năng lượng để hoạt động và phát triển cơ thể. Nhưng các mẹ không biết điều này để bổ sung thêm các chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ.

    Bé mắc các bệnh nhiễm khuẩn

    Trẻ thường mắc các bệnh nhiễm khuẩn như viêm đường hô hấp, tiêu hoá, nhiễm ký sinh trùng như giun, sán, các biến chứng sau ốm như sởi, lỵ, đặc biệt là nhiễm khuẩn do tiêu chảy lâu ngày. Khi hệ tiêu hóa của trẻ còn yếu, hại khuẩn lấn át lợi khuẩn khiến trẻ biếng ăn, không hấp thu được chất dinh dưỡng trong thức ăn dẫn đến nhẹ cân, còi xương suy dinh dưỡng.

    Bé mắc một số bệnh nhiễm khuẩn dẫn đến còi xương suy dinh dưỡng

    Bé mắc một số bệnh nhiễm khuẩn dẫn đến còi xương suy dinh dưỡng

    Một số lý do khác

    Trẻ sinh ra trong gia đình kinh tế khó khăn, đông con, không đủ ăn. Hoặc trẻ sinh non, suy dinh dưỡng bào thai hoặc dị tật bẩm sinh đều có nguy cơ bị suy dinh dưỡng.

    Chăm sóc trẻ bị còi xương suy dinh dưỡng như thế nào là đúng cách?

    Thay đổi chế độ ăn uống phù hợp

    Đối với trẻ còi xương suy dinh dưỡng, mẹ nên cho trẻ ăn nhiều bữa trong ngày, mỗi bữa nên ăn ít một chút để đảm bảo lượng thức ăn trẻ cần, đồng thời cung cấp năng lượng cao hơn so với trẻ bình thường. Chế độ ăn của trẻ cần cân đối giữa các nhóm chất như canxi, protein, các nhóm vitamin, …

    Thay đổi chế độ ăn phù hợp với nhiều dưỡng chất hơn

    Thay đổi chế độ ăn phù hợp với nhiều dưỡng chất hơn

    Vệ sinh ăn uống

    Mẹ cho trẻ ăn chín, uống nước đun sôi và cho trẻ ăn ngay sau khi nấu, không cho trẻ ăn ở những nơi bụi bặm, đường sá, công trường xây dựng vì đây là nguồn lây nhiều bệnh như tiêu chảy, ngộ độc thực phẩm.

    Vệ sinh cá nhân

    Các mẹ nên thường xuyên tắm rửa, vệ sinh cho trẻ, rèn luyện thói quen đánh răng cho trẻ, tránh ăn nhiều đồ ngọt để tránh sâu răng và viêm lợi, hình thành thói quen rửa tay trước khi ăn. Mẹ cần lưu ý những vấn đề sau:

    • Không để trẻ bò trên nền bẩn. 
    • Không cho trẻ mút ngón tay cái, 
    • Không lau mặt bằng tay bẩn, 
    • Không cho đồ vật, đồ chơi bẩn vào miệng để tránh lây nhiễm các bệnh ký sinh trùng.

    Tập cho bé thói quen vệ sinh cá nhân thường xuyên để đảm bảo an toàn

    Tập cho bé thói quen vệ sinh cá nhân thường xuyên để đảm bảo an toàn

    Thường xuyên động viên và khuyến khích con

    Khuyến khích con thường xuyên để tạo cảm giác vui vẻ trong bữa ăn. Mẹ có thể cho trẻ ăn cùng gia đình, nếu mọi người cùng ăn và trò chuyện vui vẻ thì trẻ sẽ ăn một cách vui vẻ. Mẹ không được la mắng, dọa nạt, đánh đập trẻ khi ăn, điều này sẽ gây áp lực tâm lý, khiến trẻ càng ngày càng sợ ăn, từ đó dẫn đến còi xương suy dinh dưỡng.

    Bổ sung siro Calci D3 BIBO

    Ngoài những phương pháp cơ bản được nêu trên, cha mẹ cũng nên bổ sung thêm siro Calci D3 BIBO cho trẻ. Đây là thành quả của quá trình trình nghiên cứu và phát triển tỉ mỉ suốt nhiều năm liền, với mong muốn muốn tối ưu sự tiện dùng cho người tiêu dùng.

    Sở hữu hương vị thơm ngon cùng thành phần lành mạnh, siro Calci D3 BIBO tự tin giúp trẻ có thể thưởng thức một cách ngon miệng mà vẫn có thể mang đến hiệu quả an toàn.

    Bổ sung Calci D3 BIBO cho trẻ bị còi xương suy dinh dưỡng

    Bổ sung Calci D3 BIBO cho trẻ bị còi xương suy dinh dưỡng

    Kết luận

    Có thể thấy, việc chăm sóc trẻ còi xương suy dinh dưỡng là một vấn đề khá khó khăn đối với các bậc phụ huynh. Tuy nhiên, chỉ cần cha mẹ kiên trì thì không gì là không thể. Bên cạnh đó, nếu quý khách cần biết thêm thông tin về các dòng sản phẩm siro BIBO, hãy liên hệ với chúng tôi qua phần thông tin bên dưới để được giải đáp thắc mắc kịp thời.

    THÔNG TIN LIÊN HỆ CÔNG TY CPDP TRANG MINH:

    Hotline

    • Tư vấn sức khỏe : 1800 6984
    • Nhà phân phối: 0906 717 713
    • Khiếu nại: 0906 717 713

    Email: bangiamsat@dptrangminh.com

    Facebook: BIBO Chăm con không khó 

    THAM KHẢO THÊM BÀI VIẾT:

    Tin nổi bật

    Video clip

    0
    Zalo
    Hotline