Trẻ ho nhiều về đêm nhưng không sốt liệu có nguy hiểm không?
Tác giả: BIBO
Tại sao trẻ bị ho khi ngủ? Tình trạng trẻ ho nhiều về đêm nhưng không sốt liệu có nguy hiểm không? Đó là những băn khoăn và trăn trở mà BIBO thường nhận được từ các bà mẹ. Chính vì thế, bài viết sau đây sẽ chỉ ra nguyên nhân và phương pháp xử lý tình trạng trên của trẻ. Cùng tham khảo nhé!
Bệnh lý nào dẫn đến tình trạng trẻ ho nhiều về đêm
Khi trẻ bị ho, cha mẹ cần nhanh chóng tìm ra nguyên nhân và cách điều trị phù hợp. Dù đây là tình trạng thường gặp ở trẻ nhưng nó cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nào đó, nên các bậc phụ huynh không được chủ quan trước tình huống này. Say đây sẽ là những nguyên nhân khiến trẻ ho nhiều về đêm nhưng không sốt.
Dị ứng
Trẻ tiếp xúc nhiều với khói, bụi bặm, lông động vật, phấn hoa dễ khiến cổ họng bị kích ứng và dị ứng. Khi đó, cơ thể sẽ ho để tống dị vật ra khỏi đường thở. Vì vậy, khi trẻ ho khan không có đờm, không kèm theo các triệu chứng khác như nghẹt mũi, sổ mũi, khó thở thì rất có thể nguyên nhân gây là do yếu tố bên ngoài.
Dị ứng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ ho nhiều về đêm
Cảm lạnh
Cảm lạnh do thời tiết thay đổi đột ngột hoặc vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể cũng có thể có các biểu hiện như trẻ ho nhiều về đêm, ho có đờm, thở khò khè. Hầu hết trẻ em mới bị cảm lạnh sẽ không sốt, nhưng nếu bệnh nghiêm trọng hơn, có thể sốt nhẹ.
Viêm tiểu phế quản
Viêm tiểu phế quản do virus hợp bào hô hấp gây ra, loại virus này tấn công đường thở và gây nhiễm trùng phổi, thường xuất hiện vào cuối mùa đông và đầu mùa xuân. Trẻ mắc phải triệu chứng này bị ho có đờm, thở khò khè, khó thở hoặc thở rất nhanh.
Viêm xoang
Viêm xoang là tình trạng viêm niêm mạc đường thở, xảy ra trong các xoang. Khi viêm xoang, sẽ xuất hiện tình trạng trẻ ho nhiều về đêm, nghẹt mũi, sổ mũi kèm theo dịch nhầy từ xoang đi xuống họng và bị mắc lại ở đó.
Ngoài ra, bệnh viêm xoang còn có các triệu chứng khác như đau họng, đau vùng trán và má, chảy dịch màu vàng xanh có mùi hôi.
Viêm tắc thanh quản
Trẻ ho nhiều về đêm cũng có thể là triệu chứng của bệnh lý viêm tắc thanh quản. Nguyên nhân là do cổ họng và khí quản sưng tấy, tiết ra nhiều chất nhầy gây khó khăn cho đường hô hấp. Từ đó dẫn đến các biểu hiện như khó thở, sổ mũi, nghẹt mũi, ….
Hen suyễn
Bệnh hen suyễn bị ảnh hưởng trực tiếp bởi sự thay đổi của thời tiết. Khi thời tiết thay đổi, trẻ thường có các biểu hiện như ho dai dẳng, tức ngực, khó thở hoặc thở khò khè. Loại ho này nặng hơn về đêm nên sẽ khiến bé khó đi vào giấc ngủ, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe.
Ho gà
Các triệu chứng điển hình của bệnh ho gà là ho khan, tiếng ho khô khốc và phát ra âm thanh khò khè giống tiếng gà gáy. Đây là một trong những bệnh thường gặp ở trẻ em. Do sức đề kháng của trẻ còn yếu nên vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào phổi và gây viêm nhiễm.
Người lớn cũng có thể mắc bệnh ho gà, nhưng các triệu chứng thường khó phát hiện hoặc không có triệu chứng.
Trào ngược dạ dày
Trào ngược dạ dày xảy ra khi axit dạ dày trào ngược lên thực quản và kích thích khí quản. Điều này thường xảy ra do trẻ ăn quá nhiều trước khi đi ngủ. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ ho nhiều về đêm nhưng không sốt.
Tình trạng trẻ ho nhiều về đêm nhưng sốt có nguy hiểm không?
Tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh mà đánh giá tình trạng nguy hiểm của trẻ ho nhiều về đêm như thế nào. Nếu trẻ ho nhiều do dị ứng nhưng không sốt thì cha mẹ không cần quá lo lắng, chỉ cần vệ sinh sạch sẽ nơi trẻ ở là trẻ sẽ hết ho.
Trẻ ho nhiều về đêm nhưng không sốt liệu có nguy hiểm không?
Ngược lại, đối với những trẻ ho nhiều về đêm nhưng không sốt do ho gà, hen suyễn và các bệnh lý khác thì cần đưa đi đến bệnh viện kịp thời. Lúc này, cha mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị.
Ngoài ra, cha mẹ không nên quá lo lắng, không cho con uống thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Điều này sẽ gây ra những tác dụng phụ không mong muốn rất nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ nhỏ.
Các phương pháp giúp giảm tình trạng trẻ ho nhiều về đêm
Không ăn gần giờ đi ngủ
Ăn gần giờ ngủ sẽ khiến trẻ ho nhiều về đêm, nguyên nhân là do thức ăn không được tiêu hóa kịp, dịch vị tiết ra nhiều gây đầy bụng. Khi trẻ ăn nhiều vào ban đêm, các cơ bên trong không đóng được cửa trên của dạ dày, khiến axit trong dạ dày trào ngược lên thực quản, và tràn xuống họng gây ho hoặc nôn trớ. Do đó, hãy cho bé bú ít nhất một giờ trước khi đi ngủ để thức ăn có thời gian tiêu hóa.
Uống nhiều nước
Uống đủ nước mỗi ngày rất quan trọng đối với cơ thể. Nước giúp giữ cho đường hô hấp của bé luôn thông thoáng. Nếu trẻ không chịu uống sữa hoặc ăn nhiều thức ăn có nước, cha mẹ nên cho trẻ uống nhiều nước hơn bình thường. Ngoài việc bổ sung nước, mẹ cũng cần chuẩn bị các loại súp lỏng, nước trái cây để tăng cường bổ sung nước và vitamin cho cơ thể bé.
Cho trẻ uống đủ nước mỗi ngày
Sử dụng máy tạo độ ẩm
Tăng độ ẩm phòng ngủ của con bạn sẽ giúp đường thở của trẻ không bị khô và làm lỏng chất nhầy trong mũi và cổ họng, từ đó giúp giảm ho và giảm nghẹt mũi. Có thể để máy làm ẩm không khí trong phòng ngủ của trẻ qua đêm hoặc trong phòng chơi của trẻ vào ban ngày.
Rửa mũi cho trẻ
Nếu trẻ ho nhiều về đêm kèm theo sổ mũi, mẹ có thể tiếp tục hút đờm và dịch mũi nhưng thao tác cần nhẹ nhàng hơn và đảm bảo đúng kỹ thuật. Nhìn chung, rửa mũi bằng nước muối sinh lý sẽ giúp đường thở của bé thông thoáng, dịch nhầy không còn ở cổ họng, bé sẽ dễ thở hơn vào ban đêm và ngủ ngon hơn.
Rửa mũi thường xuyên để loại bỏ dịch nhầy trong cổ họng
Sử dụng nguyên liệu từ tự nhiên
Có thể dùng các loại siro bổ phổi cho bé làm từ nguyên liệu tự nhiên như lá húng chanh hấp mật ong, lá hẹ, nước chanh mật ong, nước gừng hoặc siro ho thảo dược thiên nhiên. Nó có tác dụng kháng viêm, thanh nhiệt và quan trọng nhất là không gây hại, an toàn cho bé.
Nếu có biểu hiện nôn trớ khi ho nhiều về đêm có thể chọn sản phẩm có chứa tinh dầu gừng giúp làm ấm họng và chống nôn rất tốt. Một trong những loại siro được các y bác sĩ khuyên dùng hiện nay là bổ phổi BIBO. Với công dụng giảm ho, ích phế sản phẩm ngày càng nhận được niềm tin của những bà mẹ Việt trong quá trình chăm sóc con cái.
Sử dụng bổ phổi BIBO để tăng cường chức năng hô hấp ở trẻ
Kết luận
Tóm lại, trẻ ho nhiều về đêm nhưng không sốt có thể bắt nguồn từ việc thay đổi thời tiết, việc này hoàn toàn bình thường và có thể khắc phục ngay tại nhà. Tuy nhiên, nếu bệnh lý này kèm theo một số triệu chứng bất thường khác, cha mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để có chuẩn đoán chính xác nhất.
THÔNG TIN LIÊN HỆ CÔNG TY CPDP TRANG MINH:
Hotline
- Tư vấn sức khỏe : 1800 6984
- Nhà phân phối: 0906 717 713
- Khiếu nại: 0906 717 713
Email: bangiamsat@dptrangminh.com
Facebook: BIBO Chăm con không khó
THAM KHẢO THÊM BÀI VIẾT:
- Nên dùng siro ho cho trẻ sơ sinh trong những trường hợp nào?
- Kinh nghiệm dành cho các bậc phu huynh khi bé bị ho sổ mũi
- Mẹ có nên dùng siro ho cho bé không?
Tin nổi bật
-
Cần lưu ý những gì khi áp dụng các biện pháp tăng chiều cao cho bé 1 tuổi?
Phương pháp tăng chiều cao cho bé 1 tuổi không thể thực hiện qua loa mà cần phải cẩn thận, chu đáo. Cùng BIBO đọc ngay bài viết sau để biết được cần lưu ý những gì nhé.Tăng chiều cao cho bé 3 tuổi như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất?
3 Tuổi là cột mốc quan trọng cho sự phát triển và tăng trưởng chiều cao của trẻ. Ở độ tuổi này, nếu cha mẹ biết các biện pháp hỗ trợ tăng chiều cao cho bé 3 tuổi hợp lý có thể giúp trẻ sở hữu được một chiều cao lý tưởng trong tương laiThời điểm "vàng" để sử dụng canxi tăng chiều cao cho bé mà mẹ không nên bỏ lỡ
Canxi đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển hệ xương và răng chắc khỏe của bé, đồng thời ảnh hưởng đến chiều cao “lý tưởng” mà bé có thể đạt được"Bỏ túi" các loại thực phẩm tăng chiều cao cho bé trong giai đoạn vàng
Bài viết này sẽ bật mí cho cha mẹ các loại thực phẩm tăng chiều cao cho bé thông qua từng nhóm chất vô cùng hiệu quả trong giai đoạn vàng.Có nên cho trẻ uống thuốc tăng chiều cao không? Mẹ cần lưu ý những gì?
Chúng tôi thường nhận được câu hỏi “Có nên cho trẻ uống thuốc tăng chiều cao không?”. Và bài viết này sẽ là câu trả lời đầy đủ nhất cho mọi người về thuốc tăng chiều cao cho trẻ. Cùng tham khảo nhé!Có nên cho trẻ uống siro ngủ ngon không? Cách lựa chọn như thế nào?
“Có nên cho trẻ uống siro ngủ ngon không? Việc sử dụng siro ngủ ngon cho bé trong thời gian dài có ảnh hưởng đến hệ thần kinh không? Sau khi sử dụng cơ thể có bị phụ thuộc vào siro không?”Hướng dẫn mẹ cách chọn siro biếng ăn cho trẻ dưới 2 tuổi hiệu quả
Trên thị trường có vô số loại siro biếng ăn cho trẻ dưới 2 tuổi. Tuy nhiên, không phải cha mẹ nào cũng chọn được loại siro phù hợp để giúp trẻ ăn ngon hơn và cải thiện tình trạng biếng ăn nhanh nhấtTình trạng biếng ăn tâm lý và các biện pháp khắc phục giúp bé ăn ngon
Trước khi tìm đến các biện pháp giúp bé ăn ngon, các bậc phụ huynh chắc chắn cần phải tìm hiểu rõ lý do vì sao dẫn đến tình trạng đó. Một trong những nguyên nhân thường gặp nhất ở trẻ xuất phát từ biếng ăn tâm lýMột số sai lầm thường gặp của mẹ khi sử dụng siro giúp bé ăn ngon ngủ ngon
Ngày nay, siro giúp bé ăn ngon ngủ ngon đã không còn quá xa lạ với các bậc phụ huynh nhờ vào công dụng tuyệt vời mà sản phẩm mang lại. Tuy nhiên, nhiều người lại không tìm hiểu kỹ, tùy tiện mua và sử dụng các nhiều loại siro không nguồn gốcGợi ý top 8 thực phẩm ngủ ngon cho bé mà mẹ không nên bỏ qua
Có rất nhiều nguyên nhân khiến bị giật mình và ngủ không yên giấc. Nếu tình trạng này thường xuyên xảy ra sẽ dẫn đến hệ quả đáng tiếc là trẻ khó phát triển một cách toàn diệnSiro bé ăn ngon BIBO và những điều có thể cha mẹ chưa biết
Trong số rất nhiều sản phẩm trên thị trường hiện nay, Siro bé ăn ngon BIBO luôn là sự lựa chọn hàng đầu. Vậy Siro ăn ngon BIBO là gì? Công dụng của sản phẩm này là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn ngay trong bài viết này nhé!Siro ngủ ngon cho bé có phải là thuốc? Sử dụng có an toàn hay không?
Ngày nay, siro ngủ ngon cho bé không còn là một sản phẩm quá xa lạ với các bậc phụ huynh trong quá trình chăm sóc con cái. Tuy nhiên, nhiều cha mẹ vẫn thắc mắc rằng “Liệu sản phẩm này có khác gì so với các loại thuốc ngủ ngon cho bé không?5 Giải pháp giúp bé ăn ngon, hấp thụ tốt mà mẹ không thể bỏ qua
Bạn đang lo lắng không biết làm sao để bé ăn ngon và đạt được cân nặng như mong muốn? Bạn băn khoăn không biết con mình đã được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng hay chưa?Lựa chọn siro ngủ ngon như thế nào để đảm bảo an toàn cho bé?
việc bổ sung các loại siro ngủ ngon như vậy thực sự có đảm bảo an toàn cho bé không? Hãy cùng BIBO tìm ra câu trả lời ngay trong bài viết sau đây nhé!Lời khuyên từ bác sĩ khi dùng siro cho trẻ biếng ăn
Dùng siro cho trẻ biếng ăn có tốt hay không? Và nếu có thì siro nào tốt cho trẻ biếng ăn? Tham khảo bài viết sau để có ngay câu trả lời nhé.Cao Hoàng Kỳ - Dược liệu quý của sức khỏe dành cho người lớn và trẻ nhỏ
Đây là một vị thuốc quý được sử dụng từ lâu đời trong Đông y với tác dụng bổ khí, chữa chứng suy nhược cơ thể, mệt mỏi, kém ăn, yếu sức. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu công dụng của Hoàng kỳ trong bài viết này.Liệu mẹ có nên dùng siro ăn ngon cho bé trong thời kỳ ăn dặm không?
Các loại siro ăn ngon cho bé có tác dụng tạo cảm giác ngon miệng, kích thích thèm ăn, hỗ trợ tăng cường sức đề kháng và giúp trẻ phát triển thật khỏe mạnh.Siro ăn ngủ ngon BIBO - Bé khỏe, mẹ vui
Con quấy khóc, trằn trọc không ngủ được,… là câu chuyện muôn thuở khiến các bậc phụ huynh phải đau đầu trong suốt khoảng thời gian dài. Trong đó, ăn ngủ ngon BIBO được biết đến với công dụng hỗ trợ bé ăn ngon, ngủ sâu giấcBé nóng trong người ăn gì cho mát | BIBO
Tình trạng nóng trong của trẻ nhỏ do gan không đào thải được các độc tố dễ phát sinh thành các bệnh nổi mụn nhọt, mẩn ngứa hay mề đay. Nếu trẻ nhỏ gặp phải tình trạng này, mẹ cũng không cần qua lo lắng. Thay vào đó có thể tham khảo một số giải pháp tự nhiên như điều chỉnh lại chế độ ăn uống bằng cách bổ sung thêm thực phẩm làm mát gan hay tăng cường chức năng giải độc gan.