Bé nóng trong người: Nguyên nhân và cách chữa trị | BIBO

Bé nóng trong người: Nguyên nhân và cách chữa trị | BIBO

Ngày đăng: 08/06/2022

    Cha mẹ hãy cùng BIBO tìm hiểu ngay nguyên nhân và cách chữa trị nóng trong ở trẻ ở bài viết dưới đây nhé.

    Biểu hiện trẻ sơ sinh bị nóng trong người

    Nguyên nhân chủ yếu tác động trực tiếp đến việc trẻ bị nóng trong người đó là do không cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể. Điều này dẫn đến việc cơ thể trẻ bị thiếu nước gây nóng trong người. Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng không đầy đủ hoặc không đúng gây thiếu hụt các loại vitamin cũng gây nóng cho trẻ.

    Các biểu hiện mà cha mẹ cần chú ý ở trẻ khi bị nóng trong người:

    • Trẻ bắt đầu nổi mẩn đỏ hoặc mụn nhọt trên da.
    • Khoang miệng của bé có những nốt li ti (nhiệt miệng) hoặc vết loét nhỏ.
    • Da trẻ sờ hơi khô, môi đỏ và căng nhưng da môi khô.
    • Trẻ bị táo bón kéo dài.
    • Trẻ ngủ không ngon giấc, hay trằn trọc, gãi như ngứa hoặc đổ mồ hôi trộm.

    Đó là những biểu hiện dễ nhận biết mà các cha mẹ cần lưu ý khi trẻ bị nóng trong người. Bên cạnh đó, trẻ có thể biếng ăn, biếng bú do nhiệt miệng trong miệng khiến bé khó chịu. Nóng trong khiến trẻ bứt rứt, ngứa ngáy, khó chịu khi ngủ. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Cha mẹ cần lưu ý và phát hiện kịp thời, có biện pháp khắc phục tình trạng nóng trong cho trẻ ngay.

    Cách xử lý khi trẻ sơ sinh bị nóng trong người cha mẹ cần biết

    Như đã đề cập ở phần trên, nguyên nhân gây nóng trong ở trẻ là do cơ thể trẻ không được cung cấp đủ nước cho các hoạt động của cơ thể và do chế độ ăn chưa đủ hoặc không đúng gây thiếu vitamin. Vì vậy, cha mẹ cần xem xét, bổ sung nước và cân đối lại chế đô ăn uống hằng ngày của trẻ để đề phòng cũng như cải thiện tình trạng nóng trong người của trẻ.

    • Trẻ đang bú mẹ

    Với trẻ sơ sinh bị nóng trong người, thì nguyên nhân có thể là do chất lượng sữa của mẹ hoặc lượng sữa mà trẻ bú mỗi bữa có đủ hay không. Về chất lượng sữa của mẹ, các mẹ cần có chế độ ăn hợp lý, đầy đủ dinh dưỡng và khoa học. Hạn chế chất béo, chất bột đường, nên uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh, hoa quả, các loại thực phẩm nhiều vitamin, khoáng chất. Chế độ ăn hợp lý sẽ giúp chất lượng sữa tăng, giúp trẻ bổ sung dinh dưỡng – không lo nóng trong người.

    • Trẻ dùng sữa công thức

    Với trẻ sơ sinh bắt đầu tập uống sữa ngoài (sữa công thức), thì việc chọn sữa cho bé vô cùng quan trọng. Cha mẹ cần chọn loại sữa có những chất gần giống với sữa mẹ để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ. Bên cạnh đó, nên chọn những loại sữa có bổ sung chất xơ hòa tan để cải thiện tình trạng nóng trong của trẻ.

    • Trẻ bắt đầu ăn dặm

    Cần đặc biệt lưu ý với nhóm trẻ này vì trẻ mới bắt đầu tập ăn dặm. Lên “thời khóa biểu” dinh dưỡng cho trẻ một cách khoa học và hợp lý. Cha mẹ cần đảm bảo việc phân chia các nhóm chất trong phần ăn của trẻ phải đầy đủ và phù hợp với thể trạng của trẻ. Không nên cho trẻ ăn quá nhiều thức ăn chứa nhiều chất đạm, chất béo, chất bột đường. Những chất này sẽ gây nóng trong cho trẻ nếu ăn quá nhiều. Cha mẹ lưu ý nhé!

    Với trẻ trên 6 tháng tuổi thì ba mẹ có thể bổ sung thêm nước cho trẻ, để giúp phòng tránh tình trạng thiếu nước khiến trẻ sơ sinh bị nóng trong người.

    Lưu ý cần thiết cho cha mẹ khi chăm sóc trẻ:

    • Khi bị nóng, trẻ rất biếng ăn và biếng bú do nhiệt miệng. Mẹ cần ăn những thức ăn giúp làm mát sữa và ăn thức ăn có vị nhạt sẽ giúp cải thiện tình trạng nhiệt miệng của trẻ. Nếu tình trạng nặng hơn, cần đưa trẻ đi đến bác sĩ để được tư vấn. Không nên tự ý chữa trị cho bé ở nhà.
    • Vệ sinh, làm mát cơ thể của trẻ thường xuyên mỗi ngày, tránh việc các nốt nhọt, mụn vỡ ra gây nhiễm khuẩn.
    • Bé có thể bị hăm đỏ ở các vị trí da nhạy cảm như cổ, bẹn, nách, kẽ mông… nên cha mẹ cầm bôi thuốc hăm vào các vị trí này để phòng ngừa nhé.
    • Không nên ủ ấm cho con quá nha các mẹ, vì trẻ đang nóng trong người, nóng bức, khó chịu mà bị ủ ấm nữa thì… bé yêu sẽ khóc mất! Các mẹ nên cho trẻ mặc đồ thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt để tránh kích ứng với da của trẻ.

    --------------------------------------

    Tư vấn sức khỏe: 1800 6984

    Tin nổi bật

    Video clip

    0
    Zalo
    Hotline