Dấu hiệu và cách chăm sóc khi trẻ bị nôn trớ | BIBO

Dấu hiệu và cách chăm sóc khi trẻ bị nôn trớ | BIBO

Ngày đăng: 08/06/2022

    Nôn trớ rất phổ biến ở bé đang trong giai đoạn bú sữa mẹ. Lúc này, hệ thống tiêu hóa của bé còn yếu nên việc hoạt động của các bộ phận chưa “trơn tru” dẫn đến trào ngược sữa (thức ăn).

    Nôn trớ hoàn toàn lành tính và tự khỏi khi hệ tiêu hóa của bé hoàn thiện khi bé lớn. Nhiều trẻ nôn trớ thành dòng và ra cả đường mũi nhưng điều đó là hoàn toàn bình thường.

    Tuy nhiên, các bậc phụ huynh cũng cần chú ý các biểu hiện đi kèm khi bé nôn trớ như như sốt hay tiêu lỏng, ho, hay sổ mũi, phát ban v.v… Nhiều khi nôn trớ lại là biểu hiện của bệnh về đường tiêu hóa như trào ngược dạ dày,…

    Nguyên nhân khiến trẻ bị nôn trớ

    Nôn trớ xảy ra khi bé còn nhỏ nhưng các bậc phụ huynh thường ép bé ăn nhiều, bú sữa quá no rồi cho bé nằm ngay. Các mẹ cũng hay cho các bé ăn những món ăn lạ hoặc ăn một loại thức ăn nào đó quá nhiều cũng là nguyên nhân gây nôn trớ ở trẻ.

    Biện pháp xử lý khi trẻ nôn trớ

    – Để không bị sặc chất nôn, khi phát hiện bé nôn các mẹ cần nghiêng đầu bé sang một bên. Sau đó, lấy khăn sạch làm sạch chất nôn trên người bé (cơ thể, trong miệng, họng, mũi)

    – Không nên bế xốc trẻ lên lúc trẻ đang nôn, tránh trường hợp bé bị sặc chất nôn và trào vào phổi.

    – Khi phát hiện bé nôn trớ khi ngủ, cha mẹ cần nhanh chóng kê cao đầu của bé, để thân trên của bé luôn cao hơn phần dưới. Nếu bé ọc sữa quá nhiều, cha mẹ cần để bé nằm nghiêng, dùng khăn sạch để làm sạch cơ thể, thay quần áo cho bé. Sau đó hãy cho bé uống một chút nước hoặc nước điện giải sau mỗi 30 phút đến 1 tiếng. Nếu trẻ tiếp tục nôn thì cần bổ sung thêm nước để tránh mất nước cho bé. Uống luân phiên 50ml nước oserol/ 50ml nước đường sau mỗi 30 phút.

    – Gừng rất tốt cho đường tiêu hóa, giảm buồn nôn vậy nên với các bé trên 2 tuổi các mẹ có thể dùng nước gừng ấm cho bé uống từng chút để giảm triệu chứng buồn nôn và giúp ổn định tiêu hóa.

    – Sau khoảng 12 tiếng, khi bé không còn nôn trớ, mẹ có thể cho bé ăn uống như bình thường. Hãy bắt đầu với các loại thực phẩm dễ tiêu hóa, uống nhiều nước, Có thể cho trẻ ăn cháo loãng, uống sữa, ăn sữa chua và tuyệt đối tránh đồ uống lạnh.

    – Các mẹ nhớ theo dõi các biểu hiện của bé sau khi nôn. Nếu sau 12 tiếng mà bé không còn nôn thì mẹ có thể cho bé ăn uống các loại thực phẩm dễ tiêu hóa như: cháo loãng, sữa, sữa chua, cho bé uống nhiều nước.

    – Không cho bé đùa nghịch, hoạt động mạnh sau khi ăn để hạn chế việc nôn trớ có thể xảy ra.

    Trường hợp cần đưa trẻ đi bệnh viện

    • Trẻ dưới 12 tuần tuổi và bị nôn nhiều lần.
    • Bé bị mất nước, biểu hiện như: môi khô, khóc nhưng ra ít nước mắt, ít đi tiểu (ít hơn 6 tã/ngày).
    • Trẻ sốt cao, đau đầu, phát ban, cứng cổ hoặc đau bụng sau khi ăn (đau dạ dày).
    • Có máu, mật trong chất nôn.
    • Liên tục nôn trớ trong 24h.
    • Co giật, khó thở
    • Trướng bụng, tiêu chảy
    • Ngủ li bì, nhìn ốm, trẻ cảm thấy mệt mỏi

    Nếu trẻ có các biểu hiện trên các mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế hoặc bệnh viện gần nhất để các bác sỹ đưa ra chuẩn đoán chính xác nhất về tình trạng bệnh của trẻ.

    --------------------------------------

    Tư vấn sức khỏe: 1800 6984

    Tin nổi bật

    Video clip

    0
    Zalo
    Hotline